7 Cách gọi sữa về nhanh chóng sau sinh
Sữa mẹ nhiều hay ít không chỉ tùy vào cơ địa mỗi người mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là những nguyên tắc để gọi sữa về nhanh chóng mà mẹ bầu và mẹ sữa cần ghi nhớ
Sữa mẹ nhiều hay ít không chỉ tùy vào cơ địa mỗi người mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác. Dưới đây là những nguyên tắc để gọi sữa về nhanh chóng mà mẹ bầu và mẹ sữa cần ghi nhớ để mang đến cho con nguồn sữa dồi dào và bổ dưỡng:
1. Cho con bú ngay sau khi sinh
Dù sinh thường hay sinh mổ, thì một số mẹ không kịp có sữa ngay khi sinh con. (Thông thường, nếu bạn trải qua ca sinh khó khăn thì sữa sẽ về chậm hơn.) Thế nhưng bạn cần cho bé bú thường xuyên ngay sau khi sinh dù sữa chưa có mấy. Lúc này, nhu cầu sữa của bé không cao, việc cho bé bú sớm sẽ giúp bé được hưởng nguồn nguồn sữa non vô cùng quý giá vốn chỉ tồn tại trong 72 giờ đầu tiên sau sinh đồng thời kích thích sữa mẹ về nhiều hơn. Cần quan sát xem bé đã bú đúng cách chưa: núm vú phải hoàn toàn trong miệng bé; bé nuốt chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng rồi lại bú tiếp; mẹ có thể nghe được tiếng bé nuốt sữa.
2. Tích cực cho con bú sữa mẹ
Khi bé bú, cơ thể mẹ sẽ tự động sản xuất sữa theo nhu cầu. Bé càng bú mẹ nhiều thì cơ thể sẽ càng tiết ra nhiều sữa hơn. Mẹ cứ thoải mái cho con bú theo nhu cầu của bé, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Sau khi bé bú no, mẹ có thể dùng máy hút hết lượng sữa còn lại để cơ thể tái tạo sữa mới bằng với lượng đã mất.
3. Duy trì chế độ ăn uống khoa học và tham khảo các loại thảo mộc lợi sữa
Ngoài chế độ ăn uống theo chế độ khoa học, mẹ cần tham khảo nhóm thực phẩm lợi sữa như cà rốt, bí đỏ, các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc (đậu đen, đậu xanh,…), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều). Mẹ cần uống thật nhiều nước ấm hay kết hợp trà hoa cúc đường phèn. Mẹ cũng có thể tham khảo các loại cao, trà lợi sữa trên thị trường hay chè vằng… nhưng cần thử nghiệm một lượng nhỏ trước rồi quan sát phản ứng xem cơ thể có phù hợp với loại thảo mộc đó không.
4. Không nên cho bé ti bình quá sớm
Trong ít nhất 6 tuần đầu tiên, mẹ không nên cho trẻ ti bình nhiều hơn ti mẹ; kể cả đó là sữa do mẹ hút ra. Cơ chế ti bình khiến trẻ không cần phải hoạt động các cơ miệng nhiều (ví như “lao động nhẹ”) còn ti mẹ trẻ phải sử dụng cơ mút và cơ vòng miệng (“lao động nặng”) thì sữa mới tiết ra; vì thế, việc ti bình nhiều khi kỹ năng ti mẹ chưa thành thục sẽ khiến trẻ “lười” ti mẹ hơn. Từ đó cơ thể mẹ sẽ hiểu nhầm về nhu cầu của bé mà tiết ra lượng sữa ít đi. Khi bé ti mẹ cũng làm tăng quá trình tiếp xúc da, âu yếm… sẽ tốt cho cảm xúc của mẹ và con, góp phần cho sữa về nhiều hơn và bé thấy an tâm hơn lúc gần mẹ.
5. Kích sữa, massage vùng ngực
Mẹ có thể massage ngực mỗi bên từ 5 – 10 phút làm thông các tia sữa, giúp sữa về nhiều hơn: dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa vuốt nhẹ theo hướng về phía quầng ti; hoặc chụm ba ngón tay quanh đầu vú, túm và kéo nhẹ ra ngoài mô phỏng cách bé bú nhằm kích sữa. Ngày nay có rất nhiều loại máy hút sữa kết hợp chức năng massage rất tốt với giá tầm trung trở lên, chúng ta có thể tham khảo chức năng và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình
6. Tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi điều độ
Nghỉ ngơi đầy đủ và tinh thần thoải mái là liều thuốc giúp mẹ có nhiều sữa. Điều này cũng đi liền với việc mẹ cần có nhiều thời gian để ngủ nghỉ, được hỗ trợ chăm bé từ người thân của mình. Ngoài ra, khi cho bé bú mẹ hãy nghĩ đến những điều vui vẻ, vì những ý nghĩ buồn bã hay tiêu cực cũng sẽ được truyền qua cho nguồn thức ăn của bé, ảnh hưởng đến tinh thần của con. Sau cùng, mẹ cũng không nên tự áp lực thêm hay thấy có lỗi vì không nhiều sữa như mong muốn sau khi đã cố gắng nhiều cách, vì việc đó sẽ chỉ làm mẹ càng ít sữa hơn và dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
7. Một số mẹo gọi sữa dân gian
Trong dân gian có một số cách gọi sữa về nhanh chóng, các mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo có phù hợp với mình không:
- Gọi sữa về bằng cơm nóng hoặc xôi nóng chườm ngực: cần lưu ý độ nóng để không bị bỏng.
- Dùng men trộn rượu trắng: men cục nấu rượu trộn với rượu trắng thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên đầu ngực (trừ đầu ti) và massage cho đến khi bầu ngực nóng lên.
- Ăn các món lợi sữa như chân giò hầm đu đủ, rau lang luộc, rau ngót, rong biển,… uống sữa ấm hoặc nước ấm trước khi cho bé bú khoảng 30 phút.
Tham khảo bài viết Madame Trần Thị Sáng:
- Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa: Link bài viết
Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h: