Những lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà
Sau khi sanh con, đa số sản phụ thấy tóc rụng nhiều. Tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tháng, thậm chí có người không bao giờ có lại mái tóc dày như trước.
Hướng dẫn cách chăm sóc cho mẹ sau sinh tại nhà và những điều cần lưu ý! có thể giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, nó giúp cho việc làm đẹp sau sinh HIỆU QUẢ hơn bao giờ hết.
1. Giao hợp:
Khi còn sản dịch sản phụ không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng, tránh đau, tránh rách hay bung vết may tầng sinh môn (nếu có). Nên giao hợp 4 tuần sau sanh vì lúc đó sản dịch đã hết, cổ tử cung đóng, tầng sinh môn đã lành sẹo. Tuy nhiên sau 2 tuần đã có thể giao hợp được nếu sản phụ có nhu cầu, nhưng nên nhớ rằng sản phụ cho con bú mẹ việc sản xuất estrogen bị ức chế lâu dài làm âm đạo teo và khô, tình trạng sinh lý này luôn dẫn đến giảm tiết chất nhờn trong lúc giao hợp.
2. Rụng tóc sau sanh:
Sau khi sanh con, đa số sản phụ thấy tóc rụng nhiều. Tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tháng, thậm chí có người không bao giờ có lại mái tóc dày như trước.
Trong khi hormone androgen là nguyên nhân gây rụng tóc thì estrogen lại có tác dụng giữ tóc, khiến tóc mọc nhanh và ít bị rụng. Điều này giải thích vì sao trong khi mang thai, tóc của sản phụ thường dày hơn và dài nhanh hơn. Khi có sự giảm estrogen, sự rụng tóc xảy ra sau đó khoảng 3 tháng; và khi hormone cân bằng, cũng phải 3 tháng sau tóc mới mọc trở lại đầy đủ.
Rụng tóc có thể xảy ra khi uống thuốc ngừa thai, trong thai kỳ nhưng chủ yếu là sau khi sanh do nồng độ estrogen tụt xuống đẩy tóc đang mọc sang thời kỳ “nghỉ ngơi”. Chứng rụng tóc sau sanh ảnh hưởng đến 90% số sản phụ; trong đó khoảng 45% rụng nhiều sau khi sanh 2-3 tháng. Một số ít bị rụng tóc nặng hoặc rụng tóc hoàn toàn sau khi sanh.
Rụng tóc sau sanh chỉ là một tình trạng tạm thời, đa số sẽ hồi phục tự nhiên. Tuy nhiên, sản phụ cũng cần chăm sóc tóc, không để tóc rụng quá nhiều hoặc ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc.
Tránh buộc chặt tóc, tránh dùng lược dày để chải, tránh cuốn hay sấy và duỗi tóc. Sau khi gội, nên thấm tóc bằng khăn tắm mềm, không nên vò và chà xát mạnh vì tóc ướt rất dễ bị tổn thương.
4. Phát hiện những bệnh lý của mẹ trong thời kỳ hậu sản để có xử trí kịp thời.
Tóm lại hậu sản thường là thời kỳ các cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái bình thường về giải phẫu và sinh lý, trung bình là khoảng thời gian 6 tuần lễ đầu sau sanh. Việc theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh tại bệnh viện, động viên an ủi họ về mặt tinh thần, hướng dẫn cách tự chăm sóc, cho con bú sữa mẹ và cách chăm sóc trẻ, tư vấn công tác kế hoạch hoá gia đình, một số vấn đề khác như dinh dưỡng, vận động, thể dục, quan hệ tình dục sau sanh…cho sản phụ trong giai đoạn này của người thầy thuốc để phát hiện sớm các biến chứng của mẹ và bất thường của con là rất cần thiết; không chỉ giúp sản phụ nhanh chóng ổn định về tâm lý, cảm xúc – tinh thần, mà còn phục hồi nhanh về tình trạng sức khoẻ, giúp họ an tâm vì đã trải qua một cuộc vượt cạn an toàn và có đủ tự tin để thực hiện thiêng chức của mình: “làm mẹ”.
ThS.BSCK.II Lê Thanh Hùng
Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h: