Logo Momcare24h

Kiến thức

Chăm sóc mẹ sau sinh - hiện tượng giải phẫu và sinh lý sau sinh

02/03/2018 lúc 05:35 AM / by Admin / Chăm sóc mẹ sau sinh

Chăm sóc mẹ sau sinh - hiện tượng giải phẫu và sinh lý sau sinh

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu

Chăm sóc mẹ sau sinh

Bạn đang xem chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Tại Nhà Tphcm cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Các bài viết về Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Tại Nhà Tphcm dưới đây được xếp theo thời gian từ mới nhất trở xuống

Bạn đang tìm kiếm những thông tin như:

Cách Tắm bé, Massage Bé, Chăm sóc rốn, Chăm sóc Y khoa cho Bé sơ sinh mới xuất viện về

Chăm sóc vết mổ/vết may của Mẹ sau sinh. Những lưu ý khi chăm sóc sau sinh tại nhà

Làm đẹp sau sinh tại nhà

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại www.momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Hậu sản là thời kỳ các cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái bình thường về giải phẫu và sinh lý, trung bình là khoảng thời gian 6 tuần lễ đầu sau sanh. Là một giai đoạn cần theo dõi để chẩn đoán và điều trị, dự phòng các biến chứng sau sanh: xuất huyết, nhiễm trùng.

2.1. Những thay đổi ở tử cung
Tử cung có ba hiện tượng xảy ra:
– Co cứng: khối cầu an toàn nằm dưới rốn.
– Co bóp: trong những ngày đầu sau sanh thỉnh thoảng có những cơn co bóp mạnh làm sản phụ đau. Tử cung co bóp mạnh là do bị kích thích bởi sản dịch, máu cục, sự cho con bú hay mức độ căng quá mức của trực tràng, bàng quang do bị liệt cơ năng sau sanh. Vì vậy sau mỗi cơn co bóp mạnh sẽ có ít máu cục hay toát ra cùng sản dịch.
– Co hồi: sau sanh tử cung nhô trên khớp vệ 13cm, trung bình mỗi ngày co hồi 1cm. Đến ngày thứ 6 hậu sản, đáy tử cung nằm khoảng giữa rốn và xương vệ. Ngày thứ 12 – 13 sau sanh thường tử cung co hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không sờ thấy trên khớp vệ nữa, những ngày đầu co hồi nhanh hơn những ngày sau, cần phải theo dõi hàng ngày. Khoảng 4-6 tuần sau sanh vị trí tử cung sẽ trở về bình thường như lúc chưa mang thai.
– Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự thu hồi tử cung ở người sanh con so nhanh hơn ở người sanh con rạ, ờ người cho con bú nhanh hơn là ở những người không cho con bú, người sanh thường co hồi nhanh hơn người mổ lấy thai. Khi chuyển dạ kéo dài, con to, đa ối, nhiễm trùng, sự co hồi tử cung chậm hơn bình thường.
Cho con bú sớm khoảng 30 phút – 1 giờ sau sanh giúp tử cung co hồi và mau lên sữa. mặt khác cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá sớm cho trẻ: sữa non.
Xoa bóp tử cung ngoài thành bụng cũng giúp tử cung co hồi tốt. Có thể dùng các thuốc co hồi tử cung khi có chỉ định.

2.2. Âm hộ, âm đạo và tầng sinh môn
Âm hộ, âm đạo bị dãn căng sau sanh sẽ co hồi dần và 10 – 15 ngày sau sanh sẽ trở về bình thường về kích thước, nhưng hiếm khi có kích thước như lúc chưa mang thai.
Màng trinh đặc trưng có vài nếp lồi của mô. Nó luôn bị xé rách khi thai đi qua chỉ còn lại di tích.
Tầng sinh môn: trương lực cơ bề mặt và cơ nâng hậu môn trở về bình thường phụ thuộc vào cuộc sanh và cắt khâu tầng sinh môn, chỉnh hình lại tầng sinh môn do rách. Trương lực cơ tốt hơn khi tập thể dục tầng sinh môn trong thời kỳ hậu sản.
Thay đổi những cấu trúc vùng chậu trong chuyển dạ có thể dẫn đến sa tử cung, tiểu không kiểm soát. Những bệnh lý này sẽ được phẫu thuật phục hồi sau khi cai sữa.
Sa bàng quang nhẹ thường gặp trong những ngày đầu, nó mất đi cũng nhanh và hoàn toàn theo những tổn thương phối hợp ở dưới niêm mạc.

ThS.BSCK.II Lê Thanh Hùng

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

Hãy tham bình luận để chia sẻ các kiến thức về chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với chúng tôi. Việc tham gia hoàn toàn miễn phí nhưng bình luận sẽ được kiểm duyệt kỹ trước khi xuất bản cho độc giả.

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?