Logo Momcare24h

Kiến thức

Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà - Những hiện tượng lâm sàng của hậu sản thường

02/03/2018 lúc 05:37 AM / by Admin / Chăm sóc mẹ sau sinh

Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà - Những hiện tượng lâm sàng của hậu sản thường

Sau sanh tử cung trên khớp vệ 13 cm, mỗi ngày co lại 1 cm, 12 – 13 ngày sau sanh không sờ thấy trên khớp vệ nữa.

Chăm sóc bà bầu sau sinh – Chăm sóc sau sinh tại nhà

Bạn đang xem chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Các bài viết về Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm dưới đây được xếp theo thời gian từ mới nhất trở xuống

Bạn đang tìm kiếm những thông tin như:

Cách Tắm bé, Massage Bé, Chăm sóc rốn, Chăm sóc Y khoa cho Bé sơ sinh mới xuất viện về

Chăm sóc vết mổ/vết may của Mẹ sau sinh. Những lưu ý khi chăm sóc sau sinh tại nhà

Làm đẹp sau sinh tại nhà

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại www.momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Hậu sản thường và những dấu hiệu các mẹ cần lưu ý sau sinh. 

1. Sự co hồi tử cung
Theo dõi lâm sàng co hồi tử cung bằng cách đo chiều cao tử cung hàng ngày.
Sau sanh tử cung trên khớp vệ 13 cm, mỗi ngày co lại 1 cm, 12 – 13 ngày sau sanh không sờ thấy trên khớp vệ nữa.
Cơn đau tử cung do tử cung co bóp mạnh tống máu cục và sản dịch ra ngoài, mức độ đau nhiều hay ít tùy thuộc cảm giác từng sản phụ, nhưng thường càng sanh nhiều lần càng đau vì tử cung cần co bóp mạnh hơn những lần sanh trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.
Trong những ngày sau sanh phải theo dõi co hồi tử cung, những tường hợp táo bón, bí tiểu tử cung bị đẩy lên cao, co hồi chậm. Khi tử cung to, đau, sản phụ sốt, sản dịch không bình thường (nhiều, hôi) thì phải nghĩ đến nhiễm trùng hậu sản.

2. Sản dịch
Sản dịch là chất nước chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản. Sản dịch được cấu tạo bởi những mãnh vụn của màng rụng, những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và những chất dịch tiết từ những vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do sự sanh đẻ gây ra.
Từ trong tử cung, sản dịch có tính chất vô trùng, có mùi tanh nồng, pH kiềm. Khi chảy ra ngoài, nó có thể bị nhiễm bởi những vi khuẫn ở âm đạo, khi đó sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ.
Trong 2 – 3 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang đỏ sậm như bã trầu.
Từ ngày thứ 4 – 8, chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá.
Từ ngày thứ 8 – 12 sản dịch chỉ còn là chất nhầy trong, ít đi dần dần.
Vào khoảng ngày thứ 12 – 18 (2 – 3 tuần sau sanh) sản phụ có thể thấy ra chút huyết đỏ tươi từ âm đạo trong vòng 1 – 2 ngày. Đó là kinh non, được coi như một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.
Người cho con bú, con so tử cung co mạnh hơn con rạ nên sản dịch hết nhanh hơn.
Sản dịch ra kéo dài hay đã hết rồi lại ra huyết đỏ kéo dài phải theo dõi sót nhau.
– Kinh sớm: Nếu không cho con bú khoảng 45 ngày sau sanh sẽ có kinh lại đầu tiên, kinh thường nhiều và kéo dài hơn những kỳ kinh bình thường.

3. Sự tiết sữa:
Khi có thai, tuyến vú dưới ảnh hưởng của các kích thích tố sẽ phát triển làm vú người mẹ to dần, có thể có chảy sữa non.
Sữa non có thể có từ khi đang có thai, nhưng một vài ngày sau sanh lượng sữa non tăng dần lên, vào khoảng ngày thứ 3 sau sanh có hiện tượng lên sữa. Tuyến sữa đã chuẩn bị cho sự phân tiết sữa thật sự. Lúc này, người mẹ thấy toàn bộ vú căng cứng, đau nhức, có thể có sốt nhẹ 38 – 38,5 0C, đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu, mạch hơi nhanh. Tình trạng căng sữa kéo dài 24 – 48 giờ, sau đó sữa thật sự sẽ chảy ra. Sau khi sữa đã tiết ra các hiện tượng trên biến mất. Nếu sữa đã xuống mà vẫn còn sốt phải đề phòng nhiễm khuẩn ở tử cung hay vú.
Sữa những ngày đầu tiên gọi là sữa non, thường ngày thứ 2 sau sanh sữa non xuất hiện quanh núm vú, Tồn tại khoảng 5 ngày, sau đó chuyển dần thành sữa trưởng thành trong suốt 4 tuần tiếp theo. Đây là một dịch màu hơi vàng, chứa lượng protein – globulin và muối khoáng lớn hơn nhiều so với sữa bình thường cộng với các tế bào biểu mô bong ra, chứa nhiều men tiêu hoá phù hợp với sự tiêu hoá của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau sanh. Về sau sữa tiết ra đặc hơn, ngọt hơn sữa mẹ bình thường. Chức năng của nó chưa được biết rõ song hàm lượng gamma globulin (IgA) cao của nó có thể là một nguồn cung cấp các kháng thể cho đứa trẻ, có giá trị dinh dưỡng cao và có vai trò sinh lý hoạt động hệ thống tiêu hoá cho trẻ. Vì vậy sữa non đóng một vai trò rất quan trọng trong những ngày đầu sau sanh nên cần cho trẻ bú sớm và nhiều lần để tận dụng những tác dụng tốt của sữa non. Ngoài ra trẻ bú mẹ còn tạo được tình cảm giữa mẹ và con, khuyến khích mẹ cho con bú sữa kích thích tuyến yên tiết oxytocin tác dụng co bóp tử cung và tiết sữa.

4. Những thay đổi tổng quát
– Tổng trạng mẹ tốt trong trường hợp hậu sản thường.
– Thân nhiệt bình thường, trừ lúc lên sữa có thể có sốt nhẹ.
Bí tiểu = bàng quang hậu sản (bàng quang căng quá mức, trống không hoàn toàn, nước tiểu ứ đọng nhiều): nếu chuyển dạ kéo dài, gây mê, gây tê, rối loạn chức năng bàng quang thần kinh tạm thời hay trong những trường hợp sanh khó, đầu thai nhi đè lên bàng quang một thời gian lâu có thể làm liệt bàng quang gây bí tiểu. Sự ứ đọng nước tiểu nhiễm trùng bàng quang do chấn thương kết hợp với sự dãn đài bể thận và niệu quản sẽ làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tất cả những thay đổi này hầu như trở về bình thường hoàn toàn sau 3 tháng.
Hạn chế thông tiểu sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang
Nhu động ruột có thể giảm, dễ sinh táo bón sau sanh.

ThS.BSCK.II Lê Thanh Hùng

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

Hãy tham bình luận để chia sẻ các kiến thức về chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với chúng tôi. Việc tham gia hoàn toàn miễn phí nhưng bình luận sẽ được kiểm duyệt kỹ trước khi xuất bản cho độc giả.

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?