Logo Momcare24h

Kiến thức

Chăm sóc mẹ sau sinh - Thời kỳ hậu sản và các dấu hiệu bất thường mẹ nên lưu ý

07/02/2018 lúc 05:34 AM / by Admin / Chăm sóc mẹ sau sinh

Chăm sóc mẹ sau sinh - Thời kỳ hậu sản và các dấu hiệu bất thường mẹ nên lưu ý

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu

#Chăm sóc mẹ sau sinh

Bạn đang xem chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Các bài viết về Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm dưới đây được xếp theo thời gian từ mới nhất trở xuống

Bạn đang tìm kiếm những thông tin như:

Cách Tắm bé, Massage Bé, Chăm sóc rốn, Chăm sóc Y khoa cho Bé sơ sinh mới xuất viện về

Chăm sóc vết mổ/vết may của Mẹ sau sinh. Những lưu ý khi chăm sóc sau sinh tại nhà

Làm đẹp sau sinh tại nhà

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại www.momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Thời kỳ hậu sản là giai đoạn sau sinh, đây là giai đoạn rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ rất nhiều. Do đó, cần lưu ý các dấu hiệu bất thường sau để có biện pháp chăm sóc mẹ sau sinh kịp thời và đúng cách.

Những thay đổi bất thường ở tử cung

– Sờ thấy tử cung trên bụng: sau 2 tuần thường không còn sờ thấy tử cung trên bụng, nếu bạn còn sờ thấy có thể tử cung có u xơ hoặc hiếm hơn có thể bạn có thai trở lại.
– Tử cung ấn đau: trong những ngày đầu sau sanh thỉnh thoảng có những cơn co bóp mạnh của tử cung làm bạn đau. Tử cung co bóp mạnh là do bị kích thích bởi sản dịch, máu cục, sự cho con bú… sau mỗi cơn co bóp mạnh sẽ có ít máu cục hay toát ra cùng sản dịch. Nếu tử cung của bạn ngoài cơn co bóp mà vẫn ấn đau, hay bạn liên tục bị đau vùng thấp nơi tử cung thì có thể bị ứ máu sản dịch, viêm nhiễm tử cung… Bạn cần đi khám ngay nếu đau tử cung kèm theo sốt, sản dịch có mùi hôi.
Những bất thường ở vết may tầng sinh môn
– Cuộc sanh của bạn nếu có cắt may tầng sinh môn, bạn cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận vết may này. Trong những ngày đầu sau sinh vết may có thể sưng nề nhẹ, có thể có vài vết bầm nhẹ xung quanh sau đó tự hết. Nếu Vết may của bạn thay đổi càng sưng to, đau và vết máu bầm lan rộng hơn, bạn cần đi khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân.
– Vết may tầng sinh môn thường là chỉ tự tiêu nên bạn không cần lo lắng phải cắt chỉ. Tuy nhiên vì chỉ tiêu nên trên một số sản phụ có cơ địa dị ứng hoặc nhiễm trùng vết may có thể bung chỉ, hở vết thương… trong trường hợp này cần phải khám hoặc hỏi các nhân viên y tế chuyên khoa để có cách theo dõi và chăm sóc hợp lý.

Những bất thường ở vết mổ trên thành bụng

– Vết may có thể là chỉ không tiêu: bạn cần phải cắt chỉ vào ngày thứ 5-7 sau sinh, nếu cắt chỉ muộn hơn thời gian này có thể rút chỉ sẽ khó khăn và khi lành để lại sẹo xấu. Vết mổ có thể nề, sưng nhẹ và có vài chỗ bầm trong vài ngày đến 1 tuần, bạn cần chú ý nếu vết mổ đau nhiều, kèm sưng to, máu bầm lan rộng hoặc vết mổ hở rộng, chảy dịch mủ… khi đó bạn cần khám ngay tại bệnh viện chuyên khoa.

Những bất thường ở sản dịch

– Sản dịch là chất nước chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản. Do từ trong tử cung nên sản dịch có tính chất vô trùng, có mùi tanh nồng. Khi chảy ra ngoài, nó có thể bị nhiễm bởi những vi khuẩn ở âm đạo, khi đó sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ. Bạn cần chú ý các thay đổi bình thường của sản dịch:
• Trong 2 – 3 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang đỏ sậm như bã trầu.
• Từ ngày thứ 4 – 8, chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá.
• Từ ngày thứ 8 – 12 sản dịch chỉ còn là chất nhầy trong, ít đi dần dần.
• Vào khoảng ngày thứ 12 – 18 (2 – 3 tuần sau sanh) sản phụ có thể thấy ra chút huyết đỏ tươi từ âm đạo trong vòng 1 – 2 ngày. Đó là kinh non, được coi như một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.
• Người cho con bú, con so, tử cung co mạnh hơn con rạ nên sản dịch hết nhanh hơn.
Nếu sản dịch ra kéo dài, màu sắc bất thường hay đã hết rồi lại ra huyết đỏ kéo dài phải theo dõi nhiễm trùng hay sót màng nhau.

Bất thường về sự tiết sữa:

– Khoảng ngày thứ 3 sau sanh có hiện tượng lên sữa, bạn sẽ thấy toàn bộ vú căng cứng, đau nhức, có thể có sốt nhẹ 38 – 38,5 0C, đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu, mạch hơi nhanh. Tình trạng căng sữa kéo dài 24 – 48 giờ, sau đó sữa thật sự sẽ chảy ra. Sau khi sữa đã tiết ra các hiện tượng trên biến mất. Nếu sữa đã xuống mà vẫn còn sốt phải đề phòng nhiễm khuẩn ở tử cung hay vú.
– Khi cho bé bú, bạn cần cho bé bú đúng cách và vệ sinh 2 vú. Các bất thường có thể gặp như viêm tắc tuyến sữa hay áp xe tuyến sữa sẽ có nguy cơ làm bạn mất đi nguồn sữa mẹ vô cùng quí giá.

Những bất thường khác

– Sốt: duy nhất sốt nhẹ khi lên sữa. Bạn cần chú ý nếu sốt đi kèm với bất thường: sản dịch hôi, tử cung còn to, đau, vết may chảy mủ hôi… bạn cần đi khám chuyên khoa ngay lập tức.
– Huyết áp: sau sinh huyết áp không cao hơn 140/90mmHg, nếu bạn nhức đầu, chóng mặt hoặc trước – trong khi sinh bạn bị tăng huyết áp thì trong thời kỳ hậu sản bạn cần theo dõi cẩn thận huyết áp bởi nhân viên y tế.
– Tổng trạng mẹ, tinh thần mẹ tốt trong trường hợp hậu sản thường. Nếu sau sinh bạn thường xuyên mệt, khó ngủ, không vui vẻ, hay có ý suy nghĩ chán nản bất thường thì có khả năng bạn bị trầm cảm sau sinh. Bạn nên chia sẻ điều này với nhân viên y tế hoặc người thân của bạn, bạn sẽ được hướng dẫn chữa trị kịp thời.
– Bí tiểu: nếu chuyển dạ kéo dài, gây mê, gây tê khi sanh, trong những trường hợp sanh khó, đầu thai nhi đè lên bàng quang một thời gian lâu có thể làm liệt bàng quang gây bí tiểu. Tất cả những thay đổi này hầu như trở về bình thường hoàn toàn sau 3 tháng.
– Nếu táo bón: bạn cần dùng nhiều thức ăn xơ, uống nhiều nước, xoa nắn bụng và khuyên vận động sớm. Sau khoảng 3 ngày vẫn không đại tiện phải thụt tháo phân.
– Trĩ: hay gặp sau sanh do rặn lâu, do táo bón, ứ trệ tuần hoàn ngay từ những tháng cuối thai kỳ. Đôi khi cần phải điều trị chống viêm, giảm đau, thuốc co mạch, vệ sinh tại chỗ, sau mỗi lần vệ sinh đẩy búi trĩ dần lên, chống táo bón.

Rụng tóc sau sanh

Sau khi sanh con, đa số sản phụ thấy tóc rụng nhiều. Tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tháng, thậm chí có người không bao giờ có lại mái tóc dày như trước.
Chứng rụng tóc sau sanh ảnh hưởng đến 90% số sản phụ; trong đó khoảng 45% rụng nhiều sau khi sanh 2-3 tháng. Một số ít bị rụng tóc nặng hoặc rụng tóc hoàn toàn sau khi sanh.
Rụng tóc sau sanh chỉ là một tình trạng tạm thời, đa số sẽ hồi phục tự nhiên. Tuy nhiên, sản phụ cũng cần chăm sóc tóc, không để tóc rụng quá nhiều hoặc ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc.
Tránh buộc chặt tóc, tránh dùng lược dày để chải, tránh cuốn hay sấy và duỗi tóc. Sau khi gội, nên thấm tóc bằng khăn tắm mềm, không nên vò và chà xát mạnh vì tóc ướt rất dễ bị tổn thương.

ThS.BSCK.II Lê Thanh Hùng – Chuyên gia Momcare24h

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

Hãy tham bình luận để chia sẻ các kiến thức về chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm với chúng tôi. Việc tham gia hoàn toàn miễn phí nhưng bình luận sẽ được kiểm duyệt kỹ trước khi xuất bản cho độc giả.

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?