Logo Momcare24h

Kiến thức

24h giờ đầu tiên của bạn và bé sơ sinh

30/11/2015 lúc 10:38 AM / by Admin / Chăm sóc bé

24h giờ đầu tiên của bạn và bé sơ sinh

Bạn thường được nhắc đi nhắc lại điệp khúc rằng: bé sơ sinh chỉ biết bú, ngủ, ị, khóc… nên việc chăm trẻ chẳng có gì là khó khăn. Tuy vậy, đối với các bậc phụ huynh hoàn toàn chưa có kinh nghiệm thì đối diện với các vấn đề này quả thực cực kỳ khó khăn & vất vả. Hãy ghi nhớ các chỉ dẫn dưới đây để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, giúp bạn nhanh làm quen với bé hơn.

#Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Bạn thường được nhắc đi nhắc lại điệp khúc rằng: bé sơ sinh chỉ biết bú, ngủ, ị, khóc… nên việc chăm trẻ chẳng có gì là khó khăn. Tuy vậy, đối với các bậc phụ huynh hoàn toàn chưa có kinh nghiệm thì đối diện với các vấn đề này quả thực cực kỳ khó khăn & vất vả. Hãy ghi nhớ các chỉ dẫn dưới đây để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, giúp bạn nhanh làm quen với bé hơn.

Ghi nhớ 1 – Cho bé bú

Bé sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên hãy bắt đầu cho bé bú với lượng sữa từ 30-90ml/lần bú. Thường bé sơ sinh cần được cho bú sau 2-3h, đặc biệt một số bé đói nhanh hơn nên cần được cho bú thường xuyên hơn nữa.

Biểu hiện khi đói của bé sơ sinh rất đa dạng: có những bé khóc to để gây sự chú ý với cha mẹ; lại có những bé biểu hiện nhu mì hơn như mút tay, chép môi hoặc quay đầu tìm bầu vú mẹ. Hãy chú ý những biểu hiện này để đúng cách nhất.

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều, vì vậy bạn hãy chủ động đánh thức bé dậy nhẹ nhàng để cho bé bú khi đến cữ. Trong lúc đang bú, bạn cũng nên giúp bé tỉnh táo trong lúc bú để tập trung bú được tốt hơn bằng cách: xoa đầu, xoa lưng bé hoặc trò chuyện với bé.

sua me - momcare24h

Ghi nhớ 2 – Bé sơ sinh và việc tiêu/tiểu

Bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể cần đến 5-6 chiếc tã/mỗi ngày. Đối với các bé bú sữa công thức, số lượng tã có thể tăng nhiều hơn.

Bé bú sữa mẹ sẽ có xu hướng tiêu/tiểu nhanh hơn bé bú sữa công thức, do sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn còn sữa công thức cần thời gian lâu hơn để bé tiêu hóa hết. Không có số lần cụ thể về việc tiểu tiện của bé bú mẹ, vì bé có thể đi vài lần mỗi ngày (ngay sau cữ bú) hoặc  dăm ba ngày mới đi một. Cha mẹ hãy ghi nhớ đặc điểm tiêu/tiểu của bé để tham vấn ýkiến bác sĩ trong các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Trong vòng 24h đầu sau sinh, bé sẽ đi tiêu ra phân su. Phân su của bé sơ sinh có kết cấu và màu sắc khá đặc biệt: đặc, sẫm màu hoặc ngả vàng. Nếu phát hiện phân bé có chất nhầy trắng hoặc chứa sọc/đốm đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ vì đây là dấu hiệu bé gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng: không có một đáp án chung cho tất cả các bé sơ sinh vì mỗi đứa trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc; nhu cầu bú, ngủ; nhu cầu tiêu/tiểu… khác nhau hoàn toàn. Hãy chú ý quan sát sinh hoạt của bé để phát hiện sớm những thay đổi bất thường vì đây mới là dấu hiệu thay đổivề sức khỏe của bé.

 Ghi nhớ 3 – Bé quấy khóc

Sẽ không có gì phải bàn cãi cho sự thật là: bé yêu của bạn sẽ quấy khóc. Nhưng mức độ và thời lượng sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé.

Trong những ngày đầu tiên, bé sơ sinh thường khá yên lặng và ngủ rất nhiều. Tuy nhiên khoảng 2 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu khóc tầm 2h/ngày. Việc quấy khóc này có thể kéo dài cho đến khi bé được 6-8 tuần tuổi rồi giảm dần sau đó.

Dần dần, bạn sẽ làm quen được với việc bé khóc và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, chẳng hạn như: tã ướt, đói bụng, mệt, không thoải mái… Đối với trẻ sơ sinh, không có khái niệm là “làm hư” hay “nuông chiều” bé đâu! Vậy nên ngay khi bé khóc, bạn hãy lập tức ôm ấp, vỗ về và làm dịu bé bằng cách đáp ứng nhu cầu của bé

Nếu bé khóc mà bạn không rõ lý do, hãy ghi nhớ điều này “mọi bà mẹ đều có khả năng gặp phải vấn đề này, ngay cả những chuyên gia nhi khoa cũng vậy! Vì có những lúc nhu cầu của bé là rõ ràng, nhưng cũng không ít khi bé khóc không biết vì đâu!”. Vì thế, hãy đừng quá lo lắng, áp lực mà thay vào đó, tham vấn chuyên gia chăm sóc hậu sản của Momcare24h để được tư vấn thêm về vấn đề này.

be-khoc

Ghi nhớ 4 – Giấc ngủ của bé

Trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18h/ngày. Có những bé thích được quấn chặt khi ngủ vì gợi nhớ đến cảm giác ấm áp, chật chội trong bụng bẹ.

Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ, đồng thời tránh để chăn/mền bung, quần áo, đồ chơi, gối hơi… xung quanh khu vực bé ngủ để tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Không bao giờ để bé ngủ một mình trên ghế/giường vì luôn có nguy cơ bé té ngã ngay cả khi bé chưa biết tự lật.

Cần quan sát các biểu hiện dưới đây để kịp thời tham vấn ý kiến bác sĩ nhi khoa:

  • Thở gấp
  • Thở khò khè liên tục
  • Hơi thở nặng nhọc
  • Cơ ngực & cổ của bé co rút khác thường
  • Hai cánh mũi phồng to do phải cố gắng hít thở
  • Ngưng từ 10-15s giữa các nhịp thở

 (Vy Phương – Phóng viên Momcare24h)

#Chăm sóc sau sinh 

Bạn đang xem chủ đề Chăm sóc sau sinh với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ chăm sóc sau sinh cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Các bài viết về Chăm sóc sau sinh dưới đây được xếp theo thời gian từ mới nhất trở xuống

Bạn đang tìm kiếm những thông tin như:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh? Hay cách chăm sóc con mới sinh?
Làm sao để chăm sóc mẹ và bé sau sinh?
Cách làm đẹp sau sinh tại nhà? Hay cách làm đẹp da mặt sau sinh?
Hay đơn giản là bạn đang quan tâm đến việc Chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé?

Nếu bạn đang tìm kiếm những thứ trên, bạn đã ĐẾN ĐÚNG NƠI rồi. Hơn thế nữa bạn sẽ có được những thông tin mà bạn chưa bao giờ nghe. Nhưng cũng không quan trọng, nếu thông tin chỉ để nghe cho sướng thôi thì cũng chưa giải quyết vấn đề gì. Nghĩa là, những thông tin này giúp bạn có thể giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, nó giúp cho việc làm đẹp sau sinh HIỆU QUẢ hơn bao giờ hết.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

Hãy tham bình luận để chia sẻ các kiến thức về chủ đề Chăm sóc sau sinh  với chúng tôi. Việc tham gia hoàn toàn miễn phí nhưng bình luận sẽ được kiểm duyệt kỹ trước khi xuất bản cho độc giả.

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?