Chăm sóc trẻ những điều bạn cần biết về giấc ngủ của bé
Sau khi bé yêu ra đời, bạn sẽ ngạc nhiên vì bé ngủ quá nhiều hoặc đang ngủ lại giật mình tỉnh giấc và khóc váng nhà… Giấc ngủ của Bé là điều mà Ba Mẹ nên đặc biệt lưu ý. Hãy cùng Momcare24h xem những đặc điểm trong giấc ngủ của Bé nhé
#Chăm sóc trẻ
Sau khi bé yêu ra đời, bạn sẽ ngạc nhiên vì bé ngủ quá nhiều hoặc đang ngủ lại giật mình tỉnh giấc và khóc váng nhà… Giấc ngủ của Bé là điều mà Ba Mẹ nên đặc biệt lưu ý. Hãy cùng Momcare24h xem những đặc điểm trong giấc ngủ của Bé nhé:
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều
Trẻ sơ sinh ngủ từ 14 đến 18 giờ/ngày và chỉ thức dậy mỗi khi bú sữa. Tròn 1 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ trung bình 12 đến 16 giờ/ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ ngủ giấc ngắn, không quá 2 – 4 giờ/giấc ngủ.
Bé con Mẹ Hiền – Giám đốc – PACIFIC AGENCY AVIATION AND MARINE – KH đã sử dụng Dịch vụ Massage và Tắm bé của Momcare24h
Thay đổi thời gian ngủ theo từng giai đoạn
Vào tuần thứ 6 – 8, hầu hết trẻ bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm.
Vào khoảng 3 – 6 tháng, hầu hết trẻ đều có thể ngủ một mạch đến sáng (không có nghĩa là trẻ ngủ tám tiếng mỗi đêm, nhưng thường thường trẻ ngủ khoảng sáu tiếng và kéo dài đến sáng).
Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ dài hơn vào ban đêm khi vừa được sáu tuần tuổi, ngược lại, nhiều trẻ đến 5 – 6 tháng vẫn tiếp tục tỉnh giấc giữa đêm. Điều này là tùy thuộc vào từng trẻ cũng như thói quen chăm con của các mẹ.
Giấc ngủ ban đêm giúp trẻ phát triển
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ càng nhỏ càng cần được ngủ ngon, ngủ đủ giấc. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 23 giờ hàng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hócmôn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, trẻ không chỉ chậm lớn mà còn hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoặc cho bé nếu bé ngủ ngày thức đêm.
Cách giúp mẹ tạo cho bé giấc ngủ ngon
Tạo thói quen ngủ cho trẻ
Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt. Ví dụ như: mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi, …, nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy.
Bé Suri – Con Mẹ Duyên – CMT8 – Sử dụng dịch vụ “Massage và Tắm bé sơ sinh”, “Điều dưỡng Chăm bé” của Momcare24h
Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều.
Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, mẹ có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon để hình thành thói quen, khi mẹ hát ru là đến giờ đi ngủ cho bé.
Nên cho bé ngủ riêng
Các mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hay cũi được đặt trong phòng ngủ của bố mẹ cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Cách này giúp mẹ vừ có thể cho bé ngủ riêng vừa giúp bé được an toàn hơn là để bé ngủ một mình trong phòng riêng của bé.
Ngủ chung với bố mẹ khiến bé có nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh) do cha mẹ vô ý dùng chăn, gối phủ mặt bé. Đồng thời lượng CO2 cha mẹ thở ra khi ngủ cũng không có lợi cho hệ hô hấp của bé.
Không nên dỗ dành bé khi vừa thức giấc
Bạn hãy coi việc tỉnh giấc của trẻ là hoàn toàn bình thường. Nếu bé có la khóc, bạn cũng không việc gì phải hấp tấp. Vì thường thì do vẫn còn chịu ảnh hưởng của giấc ngủ, bé sẽ dịu lại và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải đến xem bé ra sao, thì hãy đến thủ thỉ nhẹ nhàng để trấn tĩnh bé, chứ đừng bật đèn cũng như ẵm bé lên tay ngay.
Thay đổi vị trí và tư thế ngủ của bé
Nhiều trẻ phải nằm nhiều dẫn đến “bẹp đầu” mà dân gian vẫn hay gọi là đầu cá trê, cá chốt. Để tránh điều này, các mẹ nên thay đổi vị trí và tư thế ngủ cho bé. Tránh để bé nằm lâu trên bất kỳ mặt phẳng nào có thể gây chứng “bẹp đầu”, kể cả nôi di động, xích đu, giỏ đựng hay xe đẩy. Đồng thời thay đổi vị trí cho bé trong suốt cả ngày để bé ngủ ở nhiều tư thế sẽ tốt hơn. Các bác sỹ cũng khuyên khi trẻ bắt đầu cứng cổ, các mẹ có thể dành nhiều thời gian để bé nằm sấp khi bé tỉnh giấc.
(Vy Phương – Phóng viên Momcare24h)
#Chăm sóc sau sinh
Bạn đang xem chủ đề Chăm sóc sau sinh với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ chăm sóc sau sinh cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn
Các bài viết về Chăm sóc sau sinh dưới đây được xếp theo thời gian từ mới nhất trở xuống
Bạn đang tìm kiếm những thông tin như:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh? Hay cách chăm sóc con mới sinh?
Làm sao để chăm sóc mẹ và bé sau sinh?
Cách làm đẹp sau sinh tại nhà? Hay cách làm đẹp da mặt sau sinh?
Hay đơn giản là bạn đang quan tâm đến việc Chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé?
Nếu bạn đang tìm kiếm những thứ trên, bạn đã ĐẾN ĐÚNG NƠI rồi. Hơn thế nữa bạn sẽ có được những thông tin mà bạn chưa bao giờ nghe. Nhưng cũng không quan trọng, nếu thông tin chỉ để nghe cho sướng thôi thì cũng chưa giải quyết vấn đề gì. Nghĩa là, những thông tin này giúp bạn có thể giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, nó giúp cho việc làm đẹp sau sinh HIỆU QUẢ hơn bao giờ hết.
Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:
- Giới thiệu về Momcare24h
- Dịch vụ sau sinh cho mẹ và bé
- Dịch vụ sau sinh cho mẹ
- Dịch vụ sau sinh cho bé
- Khi nào cần đưa bé sơ sinh đi bác sĩ?
Hãy tham bình luận để chia sẻ các kiến thức về chủ đề Chăm sóc sau sinh với chúng tôi. Việc tham gia hoàn toàn miễn phí nhưng bình luận sẽ được kiểm duyệt kỹ trước khi xuất bản cho độc giả.