Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 33: HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG VÀ PHỔI CỦA BÉ ĐANG TRƯỞNG THÀNH MỖI NGÀY

08/07/2020 lúc 05:00 AM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 33: HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG VÀ PHỔI CỦA BÉ ĐANG TRƯỞNG THÀNH MỖI NGÀY

Lúc này, bé đã lớn như một trái sầu riêng với cân nặng khoảng 2,1kg và dài khoảng 46cm. Còn mẹ có thể bị nổi mề đay, sẩn ngứa hay nốt sần thai kỳ (PUPPP)

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 33

Thời kỳ này, não bộ của bé phát triển rất mạnh mẽ. Những sợi dây liên hệ thần kinh cũng như tế bào thần kinh đang phát triển để bé có đủ khả năng tiếp nhận, phản ứng với kích thích sau khi sinh ra. Hệ thần kinh và phổi của bé đang hoàn thiện hơn. Hệ miễn dịch đang được trang bị để giúp bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Bé trở nên tròn trĩnh và mũm mĩm hơn rất nhiều khi lớp mỡ dưới da dày thêm. Lớp mỡ cũng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi sinh. Tử cung của mẹ lúc này quá chật chội nên bé ít khi cử động xoay tròn.

Chính vì thế, từ tuần này trở đi, mẹ sẽ ít thấy bé nhào lộn nhưng bù lại, những cú đá của bé cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Năng lượng của bé lúc này dồn vào để tăng số cân nặng còn chiều dài tăng không đáng kể.

Sự thay đổi trong cơ thể và lưu ý cho mẹ của tuần thai 33

Tuần thai thứ 33, tim mẹ đập nhanh hơn hoặc loạn nhịp do có sự thay đổi trong việc phân bổ mạch máu chủ, và khối lượng cơ thể nặng đè lên tim. Mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhé. Bầu ngực nặng nề hơn và xuất hiện những đường gân máu xanh. Bụng, đùi và mông thường xuất hiện những vết lằn, nốt đỏ ngứa ngáy. Đây là tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ (PUPPP). Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng này nên mẹ đừng quá lo lắng.

Về mặt cảm xúc, có lẽ mẹ vừa cảm thấy hồi hộp, vừa lo lắng khi nghĩ tới ngày dự sinh. Có thể đôi lúc, cảm giác nặng nề, mỏi mệt khiến

mẹ cảm thấy đuối sức. Đừng kết tội bản thân khi thấy mình có những suy nghĩ tiêu cực như thế này. Hãy chia sẻ cảm xúc và những khó khăn của mình với người bạn đời.

Về mặt dinh dưỡng, vì thời điểm này não bộ của bé phát triển nhanh nên mẹ nhớ bổ sung nhiều thức ăn chứa nhiều Omega 3, DHA cũng như các loại dầu cá.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 33

Chuyển dạ là thời khắc mang đến nhiều xúc cảm với mẹ bầu. Vừa hồi hộp và lo lắng cho sự an toàn của con yêu, vừa lo sợ khi đối mặt với các cơn đau mỗi lúc một dữ dội. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, mẹ hãy tìm hiểu về đề tài này bằng cách tham gia các khóa học tiền sản và đọc thêm các tài liệu để biết phải làm gì khi đó. Hãy học cách đi đứng, hít thở, cách điều tiết cơn đau, cách rặn cũng như mọi vấn đề có liên quan. Việc học hỏi kinh nghiệm của các mẹ bầu trên các diễn đàn cũng rất hữu ích. Tuy nhiên, đừng để bị ảnh hưởng và mất tinh thần bởi những bài viết tiêu cực. Hãy nghĩ rằng sau tất cả, bạn sẽ được ôm con yêu vào lòng, cảm nhận con bằng da bằng thịt, điều mà bạn đã mong ngóng và chờ đợi suốt thời gian vừa qua.

Ngoài ra mỗi ngày mẹ có thể dành từ 15- 20p vận động đi bộ nhẹ nhàng, giúp quá trình đi sinh bé diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn tinh bột, các thức ăn ngọt…

Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà

Bạn đang xem chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?