Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 27: LƯỢNG MỠ VÀ CƠ BẮP CỦA BÉ KHÔNG NGỪNG TĂNG LÊN

08/07/2020 lúc 03:30 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 27: LƯỢNG MỠ VÀ CƠ BẮP CỦA BÉ KHÔNG NGỪNG TĂNG LÊN

Chào mừng mẹ đến với tam cá nguyệt thứ 3. Từ tuần thai này, cân nặng của bé không ngừng tăng lên, các cơ quan nội tạng đang dần hoàn thiện. Đặc biệt, bé đã thấy được ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung rồi đấy!

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 27:

Ở thời điểm này bé đã nặng chừng 1kg, dài khoảng 37cm. Mắt bé đã nhấp nháy và có lông mi. Đặc biệt, thị lực đã phát triển nên bé có thể nhìn thấy được ánh sáng mờ mờ xuyên qua thành tử cung. Ở não bộ, hàng tỷ tế bào thần kinh đang phát triển.

Đường hô hấp mới chỉ hình thành những cấu trúc nhỏ. Phế quản và phế nang đang gia tăng về số lượng. Đây mới chỉ là giai đoạn đầu tiên của quá trình này vì hệ hô hấp cần tới 8 năm để hoàn chỉnh.

Nhưng nếu bé bị sinh non trong thời điểm này khả năng sống sót sẽ cao hơn rất nhiều.

Da bé chuyển màu đỏ và được bao bọc bởi chất nhờn không thấm nước. Mỡ cũng được tích tụ với một lượng lớn ở dưới da. Nếu là bé gái thì âm hộ đã phát triển, còn bé trai thì tinh hoàn đã về tới bìu. Bé cũng bắt đầu xoay trở nhiều hơn từ lúc này cho tới tuần thứ 30 khi mà tử cung trở nên chật chội. Và điều vô cùng thú vị, tuần thai này, bé biết gác tay lên trán rồi đấy mẹ.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thứ 27:

Vậy là chỉ còn 3 tháng nữa thôi là mẹ đã được ôm một thiên thần nhỏ trong tay. Hãy nghĩ đến điều đó để cùng vượt qua những vất vả trong những ngày tháng sắp tới.

Lúc này, vòng bụng của mẹ nhô lên phía trước. Nếu đứng thẳng, mẹ sẽ không còn thấy được đầu gối của mình đâu. Vì máu phải tuần hoàn nhiều hơn, thể tích chất dịch tăng nên mẹ sẽ thấy một số bộ phận trong cơ thể mình bị phù lên. Nhiệt độ trong người tăng lên khiến mẹ luôn cảm thấy nóng nực. Hãy uống nhiều nước, tránh những thức ăn cay, nóng và mặc đồ thoáng mát để dễ chịu hơn.

Bụng lớn hơn đồng nghĩa với áp lực lên vùng lưng mỗi lúc một tăng. Lưng đau, còn việc gập hay cúi người sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mẹ nên thực hiện những bài tập tăng cường độ dẻo cho lưng, tập chuyển từ từ từ thế nằm sang đứng hoặc ngồi để hạn chế tình trạng đau lưng. Mẹ cũng đừng phiền lòng khi thấy dáng đi của mình đã chuyển sang lạch bạch nhé!

Ngoài ra ở giai đoạn này, mẹ cũng sẽ bị tê râm ran, khó chịu hoặc bị co kéo ở phần cẳng chân khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Có thể mẹ đã mắc hội chứng “chân không nghỉ” (RLS) phổ biến ở những bà mẹ sắp sinh. Để giảm tình trạng này mẹ có thể xoa bóp chân, hạn chế ăn đồ ăn, thức uống có chất kích thích. Mẹ cũng nên xin tư vấn của bác sĩ để xem có phải bổ sung thêm sắt hay không.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 27:

Mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú, uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt nhằm giảm triệu chứng táo bón, bệnh trĩ trong thòi gian mang thai.

+ Mẹ đã tiêm ngừa uốn ván chưa? Nếu chưa, hãy hỏi bác sĩ xem mẹ có cần tiêm không và tiêm khi nào nhé! Thông thường, việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ 2 và có 2 mũi. Mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh 1 tháng.

+ Lên danh sách việc ưu tiên cần làm trong giai đoạn này để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Hãy chia sẻ việc nhà cho chồng và những người thân khác trong gia đình. Đừng ôm đồm mọi thứ, sẽ không tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn con đâu.

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà

Bạn đang xem chủ đề Chăm Sóc Mẹ và Bé tại nhà với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?