TUẦN THAI THỨ 20: LỚP MỠ DƯỚI DA BÉ ĐÃ DÀY HƠN
Tuần thai này, da bé không còn như "trong suốt" nữa do lớp mỡ dưới da đã dày hơn rất nhiều. Bé chuyển động nhiều và rõ ràng hơn. Cơ thể mẹ chưa quá nặng nề và vẫn ở giai đoạn thoải mái nhất của thai kỳ
Sự phát triển của bé trong tuần thứ 20:
Bây giờ bé nặng khoảng 340gr và dài. Bé khám phá môi trường xung quanh bằng cả tay và chân của mình. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm ngón tay cái, tập phản xạ nắm bắt hay nắm dây rốn, nấc cụt. Lông mi, mi mắt của bé cũng xuất hiện. Móng tay và tóc tiếp tục phát triển. Lúc này, bé cũng được bao phủ bỏi một chất màu trắng gọi là vernix caseosa bảo vệ làn da khỏi các kích thích trong nước ối.
Nếu mẹ mang thai bé gái thì tử cung và âm đạo đang phát triển và định vị đúng chỗ. Còn bé trai thì tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Sau khi sinh, bộ phận sinh dục của bé sẽ to hơn do tác
động của nội tiết tố sinh sản nhưng sau vài tuần nó sẽ trở về trạng thái bình thường.
Trán bé vẫn to và dô ra do não đang phát triển nhanh chóng, hàm vẫn còn nhỏ nhưng nó sẽ nhanh chóng thay đổi kích thước do những nụ răng đang phát triển mạnh mẽ bên trong.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thứ 20:
Tình trạng giãn tĩnh mạch của mẹ ngày càng xấu đi do bé phát triển mạnh. Để giảm tránh chứng giãn tĩnh mạch mẹ nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, có thể dùng nước ấm và muối ngâm chân hoặc dùng gối kê cao chân và bàn chân đồng thời nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn khi ngủ. Sự thay đổi nội tiết tố làm giãn cơ thành ruột khiến hoạt động tiêu hóa của mẹ gặp khó khăn. Chứng ợ nóng và khó tiêu sẽ tiếp tục tái diễn.
Dung tích phổi cũng thu lại khiến mẹ cảm thấy khó thở. Nhưng lồng ngực của mẹ đã được nâng lên phía trên, xương sườn chuyển dần sang hai bên để tạo nhiều không gian hơn. Cơ thể mẹ cũng tích nhiều nước hơn nên xảy ra hiện tượng phù nề ở chân. Lúc này mẹ nên chọn cho mình những đôi giày thật thoải mái, hơi rộng. Mẹ nên bổ sung thức ăn giàu chất xơ, nước để phòng chứng táo bón. Tránh ăn các loại mỳ, bánh mỳ, cà ri hoặc thịt nướng nếu không muốn chứng khó tiêu nặng hơn.
Giai đoạn này, mẹ cũng trở nên đãng trí; đây cũng là một điều bình thường khi mang thai. Mẹ nên cố gắng tập trung làm một công việc trong một thời điểm nhất định, làm xong việc này rồi mới tới việc khác. Cố gắng mang theo một cuốn sổ tay nhỏ hoặc ghi chú những công việc quan trọng vào chiếc điện thoại để mẹ có thể xem lại khi cần.
Tuần thai thứ 20 là cột mốc khám và siêu âm quan trọng lần thứ 2 của thai kỳ. Lần siêu âm này là để kiểm tra dị tật thai nhi thông qua chẩn đoán và sàng lọc. Đặc biệt, với công nghệ siêu âm 4D, lần đầu tiên bố mẹ nhìn thấy được gương mặt của bé! Nếu không thực hiện trong tuần thai này, bạn có thể siêu âm trong tuần thai khác, miễn trong giai đoạn từ 18 tuần đến 22 tuần.
Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 20:
+ Hãy nghiên cứu kỹ chế độ thai sản để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi mang bầu lẫn sau khi sinh.
+ Nếu vẫn chưa lên kế hoạch chi tiêu cho việc mang thai và sinh em bé thì đây là lúc thích hợp để bắt đầu. Bố mẹ cần tính toán nghiêm túc mọi chi phí có thể có và cả chi phí phát sinh, từ khám thai, quần áo bầu, quần áo và đồ dùng sơ sinh, chi phí viện phí, chi phí dịch vụ chăm sóc sau xuất viện… Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tính đến cả phương án tìm người trông em bé nếu mẹ có ý định đi làm trở lại sau khi kết thúc thai sản.
Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:
- Momcare24h
- Chăm sóc Mẹ Bầu tại nhà
- Chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé
- Tắm và Massage cho bé
- Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Tphcm
- Những lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà
- Tuần thai thứ 21 Hình dáng bên ngoài của bé đã dần hoàn thiện