Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

09/07/2020 lúc 07:30 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 8: HẦU HẾT CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ BÉ ĐÃ HÌNH THÀNH

Tuần thứ 8 là tuần kết thúc tháng thai kỳ thứ 2. Giờ bé đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam – giống như một quả nho Mỹ.

Sự phát triển của bé yêu trong tuần thai thứ 8:

Cơ thể của bé bắt đầu trông giống người hơn. Các bộ phận chính dù chưa hoàn thiện nhưng cũng bắt đầu phân chia. Tim đã chia thành bốn ngăn và van tim bắt đầu hình thành; cái “đuôi” cũng hoàn toàn biến mất.

Ngày thứ 50, dù bộ phận sinh dục của bé đã bắt đầu hình thành nhưng khi siêu âm, bác sĩ vẫn chưa thể thấy rõ để xác định giới tính của bé.

Ngày thứ 51, tay bé không còn có màng nữa, các ngón chân, ngón tay được hình thành rõ rệt, thậm chí là có cả móng.

Đến ngày thứ 52, các bộ phận và xương được lập trình và có thể giao kết các cơ.

Ngày thứ 53, cổ bé bắt đầu hình thành, lưng cũng thẳng hơn và tay của bé có thể nắm thành quả đấm.

Ngày thứ 54, lưỡi của bé sẽ được bao bọc bởi các nụ vị giác và đến một lúc nào đó, bé sẽ cho mẹ biết là bé thích và không thích món ăn nào.

Vào ngày thứ 55, chân, khuỷu tay và cổ tay của bé đã có thể co duỗi. Từ đây, bé sẽ tự do chuyển động trong “ngôi nhà của mình”. Cuối tuần thai này, mọi cơ quan quan trọng trong cơ thể bé đều đã được định hình đúng vị trí. Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần thứ 8:

Thời điểm này, vòng bụng của mẹ đã dày thêm và phát triển to hơn, bắt đầu xuất hiện vết rạn ở bụng. Lúc này những chiếc quần  ôm, váy bó sẽ không còn thích hợp nữa. Mẹ nên kết thân với những chiếc váy, quần co giãn để tạo sự thoải mái cho mình và cả bé yêu. Mẹ cũng sẽ có rất nhiều lúc xấu hổ bởi những tiếng rắm, xì hơi… thường xuyên phát ra vì cơ thể bị thừa hơi. Để hạn chế điều này, mẹ nên tránh các loại đậu, tinh bột…

Các dấu hiệu thai nghén cũng rõ ràng hơn. Lúc này, mẹ cần đến bác sĩ để thăm khám thai lần đầu tiên. Đặc biệt, nếu mẹ trên 35 tuổi hay trong gia đình có tiền sử các bệnh di truyền thì cần phải xét nghiệm dị tật bẩm sinh ngay từ tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ để có thể

phát hiện những nhiễm sắc thể bất thường như Down hay u xơ. Mức độ chính xác của các xét nghiệm này đúng đến 98-99%.

Về chế độ ăn uống, cũng như các tuần trước, mẹ cần tránh xa các chất kích thích, nên uống nhiều sữa và canxi để giúp cho chân răng của bé được phát triển tốt nhất. Một lưu ý quan trọng là mẹ phải nạp đủ lượng kẽm trong tuần này và cả suốt trong thai kỳ (khoảng 15mg/ ngày) bằng các loại thức ăn như lúa gạo, trứng, cá, thịt, gia cầm, mầm lúa mì để tránh nguy cơ bé bị sinh non.

Huyết áp của mẹ đôi lúc sẽ bị xuống thấp vì thế đừng đứng lên, ngồi xuống quá nhanh, luôn giữ trữ các thức ăn vặt ở nhà, nơi làm việc để đề phòng lúc bị chóng mặt. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm mangan từ trái cây, các loại hạt,hành, tỏi…

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 8:

Tâm trạng của mẹ cũng thay đổi thường xuyên, nhưng mẹ cố gắng suy nghĩ tích cực để tránh gây ảnh hưởng đến bé. Từ lúc này, mẹ cũng có thể bắt đầu kết nối với bé bằng cách dành thời gian nghĩ đến bé 1 ngày 2 lần, cùng trò chuyện với bé, bật nhạc Baby Mozart cho bé nghe. Lúc đó, hãy ngồi im lặng, đặt tay lên bụng và tập trung nghĩ về những dự định, ước mơ, hy vọng… mà mẹ dành cho bé. Đây là bước khởi đầu để mẹ có thể gắn kết với bé nhiều hơn.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?