Logo Momcare24h

Kiến thức

Tiểu đường thai kỳ và những nguy cơ mẹ bầu cần biết

18/07/2020 lúc 07:00 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ và những nguy cơ mẹ bầu cần biết

Tiểu đường thai kỳ (còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai và thường phát hiện từ tuần 24 đến 28.

Theo thống kê, cứ sáu phụ nữ mang thai thì có một người bị rối loạn đường máu ở mức độ khác nhau (17%) và trong số những nguyên nhân đó thì tiểu đường thai kỳ chiếm 84%. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì và những nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi ra sao? Mẹ bầu cần tìm hiểu, phòng ngừa hoặc điều trị tiểu đường thai kỳ qua những gợi ý sau đây.


1. Tiểu đường thai kỳ là gì?


Tiểu đường thai kỳ (còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai và thường phát hiện từ tuần 24 đến 28. Khi mẹ bầu thăm khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thì sẽ sớm phát hiện ra những vấn đề trên.


2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ


Nguyên nhân gây là tiểu đường thai kỳ do các hormone sản sinh trong thời kỳ mang thai làm rối loạn việc sản xuất chất insulin - một chất giúp điều hòa đường huyết. Khi tụy tạng không đảm bảo được lượng insulin cần thiết cho cơ thể, thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ. 
Những đối tượng mang thai dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ gồm có: mẹ bầu mang thai khi ngoài 30 tuổi, trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường típ 2, mẹ bầu bị thừa cân, béo phì hoặc từng bị tiểu đường, lưu thai ở lần mang thai trước, mẹ mắc hội chứng buồng trứng đa năng,…


3. Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ


Triệu chứng tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp những dấu hiệu sau – như người bệnh tiểu đường thông thường:
- Luôn thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có kiến bâu.
- Vùng kín bị nấm men, gây ngứa ngáy khó chịu.
- Các vết thương, trầy xước khó lành.
- Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.


4. Những nguy cơ, biến chứng của tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu và thai nhi


- Ảnh hưởng đối với mẹ bầu: Mẹ sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường về việc mắc các triệu chứng thai kỳ thường gặp như tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,… thậm chí có nguy cơ thành bệnh tiểu đường thật. 
- Ảnh hưởng đối với thai nhi: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, gây hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, một số tình trạng dẫn đến co giật, hôn mê, tổn thương não. Thai nhi cũng có nguy cơ sinh non, dị tật, chậm phát triển, thai chết lưu. Bé cũng dễ mắc hội chứng suy hô hấp và vàng da sau sinh.


5. Những kiêng cử trong dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ


Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý giúp kiểm soát cân nặng rất quan trọng với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học (kết hợp vận động hợp lý) để kiểm soát bệnh mà không phải dùng đến thuốc.
- Hãy ăn sáng đầy đủ, ưu tiên thức phẩm có nhiều chất xơ trong các bữa ăn: Mẹ nên lựa chọn nhóm tinh bột không tinh chế như ngũ cốc, đậu Hà Lan và nhóm chất xơ như rau, củ quả,…
- Ăn ít nhóm thực phẩm chứa đường và tinh bột, chất béo: Nếu ăn quá nhiều tinh bột tinh chế như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng hay mật ong, đường nâu, si-rô, các loại mứt, trái cây sấy, nước ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,… sẽ làm tăng quá trình mất cân bằng lượng insulin trong máu. 
- Ăn thực phẩm có chứa crôm như thịt gà, cải bó xôi, cà rốt. Loại khoáng chất này được chính minh có thể cải thiện việc dung nạp glucose trong tiểu đường thai kỳ.
- Uống từ 2,5 – 3 lít nước tinh khiết mỗi ngày, hạn chế uống nước ép trái cây. Mẹ vẫn còn thể uống sữa tươi không đường để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mẹ vẫn cần duy trì đủ ba bữa chính và ba bữa phụ cho thai nhi mỗi ngày và đặc biệt không được bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.


6. Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ?


Chế độ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ nằm ở việc ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý khi mang thai. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, đảm bảo đầy đủ nhóm chất xơ, ít nhóm béo và tinh bột tinh chế kết hợp với lựa chọn cho bản thân một bài tập thể dục phù hợp với cơ địa và sức khỏe của mình.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?