Logo Momcare24h

Kiến thức

Những cột mốc siêu âm và xét nghiệm quan trọng cho mẹ và bé khỏe mạnh

15/07/2020 lúc 05:20 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

Những cột mốc siêu âm và xét nghiệm quan trọng cho mẹ và bé khỏe mạnh

Siêu âm và các xét nghiệm đã trở nên khá phổ biến đối với các mẹ bầu, tuy vậy, chị em cần nắm rõ các cột mốc quan trọng sau để đảm bảo suốt thai kỳ được khỏe mạnh, an tâm

Siêu âm và các xét nghiệm đã trở nên khá phổ biến đối với các mẹ bầu, tuy vậy, chị em cần nắm rõ các cột mốc quan trọng sau để đảm bảo suốt thai kỳ được khỏe mạnh, an tâm và có sự chuẩn bị tốt nhất chào đón bé đồng thời tránh lạm dụng siêu âm quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của con.


1. Tam cá nguyệt thứ nhất


- Siêu âm lần đầu tiên sau khi trễ kinh và thử que lên 2 vạch: Việc siêu âm lần đầu sau khi biết mình đã có thai rất quan trọng, vì nó giúp xác định vị trí của thai (trong hay ngoài tử cung), đo tim thai (nếu sau tuần 7-8), xác định số lượng thai và ngày dự sinh chính xác hơn cả. Bên cạnh đó, bạn sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp, nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, khám phụ khoa.
- Lần siêu âm thứ hai là vào tuần 11 đến trước tuần 13 nhằm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm Double Test giúp sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Down, Trisomy 18 và Trisomy 13). Việc phối hợp này đem lại hiệu quả sàng lọc bệnh Down lên đến 90%. 


2. Tam cá nguyệt thứ 2


- Xét nhiệm Triple Test tuần 16-18: Còn gọi là xét nghiệm bộ ba giúp sàng lọc dị tật thai nhi. Xét nghiệm này được thực hiện sau khi mẹ bầu thực hiện Double test nguy cơ cao. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và không gây hại gì cho sự phát triển của thai nhi.
- Siêu âm 4D hình thái học (tuần thứ 22-26) thai kỳ để kiểm tra tổng quát tất cả các bộ phận bên trong của thai nhi. Với siêu âm 4D, các bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác những dị tật bẩm sinh ở bé cũng như giúp xác định tuổi thai, phân tích phát triển của thai, vị trí và các bất thường về nhau thai,…


3. Tam cá nguyệt thứ 3


- Siêu âm lần thứ 4 (tuần 30-32): Giống như thời điểm 22 tuần, bác sĩ sẽ đo chỉ số sinh học của thai nhi để đánh giá bé có đang phát triển bình thường, hay thai nhỏ hoặc lớn, đặc biệt là những dị dàng muộn như bất thường như mô não, cấu trúc tiểu não... Từ kết quả đó mà sẽ chỉ định những xét nghiệm hay thủ thuật cần thiết khác.
Ở ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm vào tuần 36 để dự đoán ngôi thai, tiên liệu việc sinh thường hay sinh mổ, lượng nước ối, thai máy và cân nặng của thai nhi,… từ đó mà tùy từng diễn biến kết quả, thai phụ sẽ được chỉ định riêng về thời gian tái khám hay nhập viện sớm.
Chú ý về các xét nghiệm ở tuần 35-36: Thai phụ sẽ được tiến hành kiểm tra Doppler động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra dây rốn, lượng ối, xét nghiệm máu và đo lượng đường huyết trong cơ thể.


Câu hỏi đặt ra là Siêu âm có phát hiện được toàn bộ dị tật của thai nhi?


Siêu âm vốn là kỹ thuật dùng sóng âm có tần số cao để xây dựng và tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong. Kết quả siêu âm còn phụ thuộc lượng nước ối, và những hình ảnh không bị một phần cơ thể thai nhi che khuất và tay nghề bác sĩ hay chất lượng của máy. Vì thế, siêu âm phát hiện hầu hết các dị tật, nhưng không phải là luôn chính xác tuyệt đối. Có những trường hợp đáng tiếc, khi bé chào đời bác sĩ mới phát hiện ra những dị tật, và ngược lại.


Tránh lạm dụng siêu âm


Tuy chưa có kết quả chính thức nào tuyên bố siêu âm gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi; theo các chuyên gia, các tần số siêu âm hiện nay là an toàn cho mẹ bầu và bé. Song việc siêu âm nhiều hơn mức chỉ định là không cần thiết và tốn kém – đặc biệt là trong giai đoạn mang thai ba tháng đầu. Mẹ bầu chỉ nên thăm khám theo lịch hẹn hay khi có những dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng âm ỉ,…
 

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?