Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

09/07/2020 lúc 10:00 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 3: MỘT THIÊN THẦN NHỎ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH TRONG BẠN

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu

Một thiên thần nhỏ bắt đầu hình thành trong bạn

Tuần thứ 3 mới là thời điểm mẹ chính thức mang thai khi trứng đã được thụ tinh. Nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được dấu hiệu nào của sự thụ thai đâu. Đây chính là thời điểm khởi đầu cho hành trình của thiên thần nhỏ khi bào thai hình thành ở cấp độ vi mô.

Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển vào vòi fa-lốp (phần kết nối tử cung và vòi trứng) nằm chờ để thụ tinh. Như đã nói ở trên, thường chỉ duy nhất một quả trứng chín và rụng xuống được thụ tinh và hình thành phôi thai. Những trường hợp ngoại lệ có hai hoặc ba quả trứng chính cùng rụng xuống được thụ tinh thì sẽ mẹ sẽ có thai đôi hoặc thai ba.

Nếu như tinh trùng đi vào cơ thể có thể sống được 3-4  ngày thì trứng sau khi rụng xuống chỉ tồn tại được 12 – 24 giờ. Đó là lý do vì sao mẹ nên canh thời điểm trứng rụng để có thể đậu thai dễ dàng hơn.

7 ngày đầu tiên của thai nhi:

  • Ngày thứ nhất, chỉ có một tinh trùng chiến thắng và xâm nhập vào trứng gọi là sự thụ tinh, sự thụ tinh này xảy ra ở 1/3 ngoài ống dẫn trứng. Sự thụ tinh xảy ra từ một tế bào của cha và 1 tế bào của mẹ để tạo thành một tế bào mới có nguồn gốc từ cha và mẹ. Tế bào này sẽ phát triển thành em bé với màu da, màu tóc, màu mắt và những đặc điểm của cơ thể được di truyền từ cha và mẹ.
  • Ngày tiếp đến, trứng thụ tinh tiếp tục di chuyển trong ống dẫn trứng để đến làm tổ ở buồng tử cung. Sự di chuyển này mất khoảng 3-4 ngày, sau đó còn sống tự do trong buồng tử cung thêm 2-3 ngày nữa mới bắt đầu quá trình làm tổ (đậu thai).
  • Trên đường di chuyển, trứng phân chia rất nhanh, từ 1 tế bào ban đầu tách thành 2 tế bào và trong mỗi 24h những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia một lần. Khi trứng bắt đầu tiến vào bên trong tử cung với khoảng 16 tế bào được phân chia và làm tổ ở nội mạc tử cung.

Cuối tuần thứ 3. Phôi sẽ chuẩn bị làm tổ vào nội mạc tử cung. Vị trí làm tổ thường ở đáy tử cung, nhưng đôi khi cũng có thể lạc chổ gây ra các hiện tượng dọa sẩy thai, thai ngoài tử cung… khiến các mẹ rất lo lắng.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai thứ 3:

  • Cơ thể người mẹ không có nhiều sự thay đổi hay dấu hiệu để mẹ nhận biết sự có mặt của bé.
  • Khi phôi bắt đầu làm tổ đôi khi mẹ có thể sẽ bị chảy một chút máu do phôi bám trên niêm mạc tử cung. Lúc này, có thể mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt do dung tích máu trong cơ thể bắt đầu tăng lên để cung cấp máu cho bé, tử cung và tiền nhau thai.
  • Trong giai đoạn này, nội tiết nhau thai (hcG) bắt đầu được tiết ra nhưng với nồng độ rất thấp, mẹ có thể dùng que thử thai để thử, nếu kết quả âm tính mẹ đừng nóng vội. Bởi nhiều khi thử nước tiểu không đủ điều kiện để phát hiện ta sự hình thành của phôi thai. Nếu chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa diễn ra mẹ có thể làm xét nghiệm máu để biết chính xác việc có thai hay không?

Lời khuyên bổ ích dành cho Mẹ mang thai tuần thứ 3:

  • Dù đã mang thai nhưng lúc này mẹ chưa biết đâu. Vậy nên nếu chủ động mang thai thì trong thời gian này, mẹ hãy đi lại nhẹ nhàng, giữ cho tinh thần thật vui vẻ,thoải mái.
  • Ngoài ra để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé, mẹ cần bổ sung lượng sắt, axit folic cao hơn khoảng 600 mcg mỗi ngày. Đặc biệt, hạn chế tối đa hoặc nói không với các loại thuốc ngay cả những loại thuốc bổ được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên. Tránh sử dụng thuốc lá, uống các chất kích thích như rượu, bia, tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, hóa chất…
  • Hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng qua thức ăn.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?