Những dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sắp xảy ra mà mẹ bầu nên biết
Ở những tuần cuối thai kỳ, chắc hẳn là Mẹ Bầu nào cũng vừa lo lắng vừa trông đợi dấu hiệu của những cơn chuyển dạ. Để giúp các Mẹ Bầu có thể nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ của mình, Momcare24h xin chia sẻ 10 dấu hiệu để nhận biết chuyển dạ sắp xảy ra như dưới đây (được sắp xếp theo trình tự lần lượt) là đặc trưng và thường gặp nhất.
Tùy thể trạng của mẹ bầu và việc sinh con so hay con rạ mà dấu hiệu sẽ nhanh - chậm, độ rõ ràng khác nhau. Nhưng nhìn chung, 10 dấu hiệu để nhận biết sắp chuyển dạ(được sắp xếp theo trình tự lần lượt) là đặc trưng và thường gặp nhất ở mẹ bầu.
1. Mẹ bầu phù chân, dễ bị chuột rút, các khớp giãn ra
Ở tháng thứ 8-9, bạn sẽ thấy mình dễ bị chuột rút, đau hai bên hang, đau xương mu và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt là sinh con so. Bên cạnh đó, các khớp như được nới lỏng ra mà nguyên nhân là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung mở rộng dễ hơn để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.
2. Xuất hiện sữa non
Hiện tượng rỉ sữa non thường sẽ xuất hiện trong ba tháng cuối thai kỳ. Đa số các mẹ bầu có sữa non khoảng trước khi sinh 2-3 tuần và sữa ở thai con rạ sẽ nhiều hơn thai con so. Lượng sữa non nhiều hay ít còn tùy thuộc cơ địa từng người, mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng về điều này mà để ảnh hưởng tâm lý.
3. Mẹ bầu có dấu hiệu tiền kinh nguyệt như đau lưng, đau đầu, tiêu chảy, uể oải,…
Nhiều chị em có triệu chứng hệt như trước kỳ kinh nguyệt như đau bụng, đau lưng dưới, nhức đầu, mệt mỏi uể oải cùng với việc mất ngủ cuối thai kỳ càng làm mẹ bầu thêm khó ở… Một số người có thể bị tiêu chảy trong giai đoạn này, lý do là đường ruột đang tự vệ sinh để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng.
4. Sa bụng bầu (bụng bầu tuột xuống thấp hơn) - dễ thở nhưng đi tiểu nhiều hơn
Một vài tuần trước khi chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Việc đó làm mẹ bầu có cảm giác nặng nề hơn, đi lại khó khăn hơn. Bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bụng bầu không chiếm không gian ở phần ngực nữa, nhưng việc tuột xuống thấp này sẽ chèn ép lên bàng quang khiến bạn buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần uống hơn 2 lít nước mỗi ngày để tốt cho lượng ối cuối thai kỳ.
5. Mẹ bầu chậm hoặc ngừng tăng cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng mẹ bầu có xu hướng chậm lại, thậm chí có trường hợp sụt vài ký, điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến thai nhi. Đó có thể do lượng nước ối giảm xuống, hoặc do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể nhằm chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở sắp tới.
6. Bản năng làm tổ
Dẫu mệt mỏi nhưng nếu mẹ bầu hào hứng dọn dẹp nhà cửa, lau chùi các thứ, chuẩn bị đồ đạc đi sinh thì đấy cũng là một dấu hiệu sắp sinh, vì đây là bản năng làm tổ.
7. Những cơn gò xuất hiện tăng dần ở mẹ bầu
Những cơn gò Braxton Hicks bắt đầu xuất hiện để tử cung luyện tập cho hành trình sắp tới. Chúng thường diễn ra ngắn và gây cơn đau thoáng qua khiến bạn có thể cảm thấy như bị thắt chặt vùng bụng một lúc. Nhưng càng đến gần ngày sinh, cơn gò sẽ càng diễn ra mạnh hơn, và tiếp theo là những cơn gò chuyển dạ thật sự.
8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi, ra huyết hồng
Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung mềm hơn và giãn rộng ra thì lớp dịch này có thể chảy ra ngoài và thường có màu đỏ tươi hoặc màu máu nâu. Khi gần đến ngày dự sinh, âm đạo có thể còn xuất hiện huyết hồng như kỳ kinh nguyệt, đó là dấu hiệu nhận biết chuyển dạ rất rõ ràng, sẽ sớm diễn ra.
9. Cổ tử cung mở rộng
Cổ tử cung cũng sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ bầu có thể cảm nhận được độ mở rộng của cổ tử cung cũng như được bác sĩ kiểm tra cho mẹ bầu khi có lịch thăm khám cuối thai kỳ và khi nhập viện chuẩn bị sinh. Khi cổ tử cung mở từ 1 – 4 cm thì sẽ xuất hiện những cơn co chuyển dạ thật sự.
10. Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu chuyển dạ điển hình, chính xác và gần nhất. Vỡ ối có thể liên tưởng như hiện tượng tiểu mất kiểm soát vậy. Khi có dấu hiệu này thì mẹ bầu nhanh chóng vào bệnh viện ngay để được bác sĩ can thiệp và chỉ định hướng sinh thường hay sinh mổ dù thời gian sinh nở thường sẽ xảy ra trong vài giờ tiếp theo… tùy thuộc vào độ mở của cổ tử cung, ngôi thai, cơ địa sức khỏe mẹ bầu lúc nhập viện.
Chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà
Bạn đang xem chủ đề Chăm Sóc Mẹ và Bé Tại Nhà với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn
Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.
Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.
Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h: