Logo Momcare24h

Kiến thức

Cách nhận biết thai máy mà Mẹ mang thai lần đầu nên biết

10/07/2020 lúc 12:18 AM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

Cách nhận biết thai máy mà Mẹ mang thai lần đầu nên biết

Thai máy không chỉ là một dấu hiệu giúp mẹ cảm nhận rõ hơn về mầm sống trong bụng đang lớn dần từng ngày, mà qua đó còn biết được về tình trạng sức khỏe của thai nhi bằng số lần và cường độ cử động

 Cách nhận biết thai máy dưới đây sẽ giúp mẹ mang thai lần đầu hiểu và xác định chính xác thời điểm thai máy bắt đầu.


1. Thai máy là gì? Thời điểm xuất hiện thai máy?

Thai máy là cách gọi khác của các cử động thai. Trên thực tế, thai nhi 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Thế nhưng lúc này cử động của thai nhi rất nhẹ nên người mẹ không thể nhận ra, mẹ bầu chỉ có thể thấy khi khám thai và nhìn qua màn hình siêu âm.
Đến tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 18-20), người mẹ đã bắt đầu có thể cảm nhận được thai máy. Tuy nhiên nếu không thật sự để ý, mẹ sẽ không nhận ra hoặc dễ nhầm lẫn với các tín hiệu như sôi bụng, những vấn đề đường tiêu hóa. 
Sau tuần thứ 20, thai nhi có cử động mạnh mẽ, rõ rệt hơn; số lần duỗi đạp thường xuyên hơn, đặc biệt là những tháng cuối. Thậm chí, mẹ có lúc như sờ vào được khuỷu tay hay bàn chân của bé.


2. Các dấu hiệu nhận biết thai máy

Rất nhiều mẹ bầu “tập một” tò mò muốn hiểu cảm giác thai máy sẽ như thế nào, vì đó là một cảm nhận thiêng liêng về sự hiện diện của đứa con trong bụng mình. Song mỗi mẹ bầu là một cảm nhận khác nhau và mỗi em bé cũng có một cách biểu hiện bản thân khác nhau nên việc thai máy thường không có một dấu hiệu nào cụ thể. Có người thấy nó giống như con tôm búng nguẩy, người khác cảm thấy như một cái vỗ nhẹ, như tiếng cá quẫy đuôi, như cánh bướm chạm nhẹ,… Có thai nhi thích đạp khi bên ngoài yên tĩnh, có bé lại phản ứng với tiếng ồn ào, hoặc tiếng nhạc, người thân trò chuyện,… nên mẹ càng phải quan sát kỹ xem “thời khóa biểu” của riêng bé như thế nào. 


3. Thai máy như thế nào là bình thường?

Thời gian chuyển động nhiều nhất của thai nhi là vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối. Đồng thời cứ cách khoảng 3-4 tiếng thì thai lại máy một lần, mỗi lần có thể bao gồm nhiều chuyển động.
Thai nhi thường máy nhiều hơn khi mẹ đói hoặc sau bữa ăn của mẹ như một cách phản ứng yêu ghét mùi vị thức ăn mẹ đưa vào. Đặc biệt khi thức ăn có mùi, quá nóng hay quá lạnh. 
Những dấu hiệu trên được xem là thai máy bình thường. Nếu thai nhi ít cử động hơn hẳn hoặc cử động quá nhiều so với hằng ngày thì đó đều là những dấu hiệu bất thường và mẹ bầu cần phải lưu ý.


4. Thai máy bất thường và cách xử lý

- Nếu sau 5 tháng mẹ bầu vẫn không cảm nhận được thai máy, thì đó là một tín hiệu bất thường cần được bác sĩ thăm khám, chỉ dẫn cách đếm và nhận biết thai máy. Nếu thai nhi đột nhiên không máy trong một giờ, kèm theo đó là xuất hiện các dấu hiệu nôn mửa, không căng ngực hay xuất huyết âm đạo và co thắt tử cung thì đó là dấu hiệu báo động thai nhi đang gặp tình trạng nguy hiểm.
- Trong trường hợp thai máy quá nhiều (hơn 20 lần) cũng là yếu tố nhận biết thai máy bất thường. Nguy cơ thai nhi đang bị stress hoặc nguyên nhân từ chính bản thân người mẹ đang gặp vấn đề căng thẳng. Lúc này bà mẹ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi để thai chuyển động nhẹ nhàng trở lại. Nếu thai máy sau đó vẫn nhanh, dồn dập, mẹ nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra. 
Ở những tháng cuối của thai kỳ, những chuyển động của thai máy đều cần được mẹ theo dõi để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai. Mẹ có thể mua máy đo tim thai hoặc đếm số lần cử động của con tối thiểu 3-4 lần trong một giờ và thăm khám bác sĩ định kỳ, kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng và các hoạt động, tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng đến cử động của thai nhi. Mẹ cũng cần tránh thức khuya, và lựa chọn tư thế nằm, ngồi hợp lý để bé không phải phản ứng vì khó chịu. Mẹ bầu cần quan tâm chính mình, thả lỏng, thư giãn và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người thân để bé cảm nhận được và phát triển, biểu hiện nhịp cử động tốt hơn.
Tại Momcare24h chúng tôi có thực hiện đo tim thai và cử động thai để theo dõi sức khỏe của thai nhi trong các thai kỳ nguy cơ hoặc mẹ bầu có thai nhưng có các yếu tố gây lo lắng cho mẹ: thai nhi có dây rốn quấn cổ, thai bị suy dinh dưỡng...  

Chăm sóc mẹ và bé trước và sau sinh tại nhà

Bạn đang xem chủ đề Chăm Sóc Mẹ và Bé Tại Nhà với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ bầu cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?