Logo Momcare24h

Kiến thức

7 kiêng cử mẹ bầu cần biết trong ba tháng đầu mang thai

23/07/2020 lúc 05:11 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

7 kiêng cử mẹ bầu cần biết trong ba tháng đầu mang thai

Làm thế nào để mẹ khỏe mạnh, bé an toàn và phát triển tốt nhất – đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên (tam cá nguyệt thứ nhất), giai đoạn lạ lẫm và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi

Đón nhận tin được làm mẹ mang đến cho mỗi người bao xúc cảm khó quên, khi vừa hạnh phúc, hồi hộp, lo lắng cho chặng đường 9 tháng 10 ngày sắp tới. Làm thế nào để mẹ khỏe mạnh, bé an toàn và phát triển tốt nhất – đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên (tam cá nguyệt thứ nhất), giai đoạn lạ lẫm và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi? Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các vitamin thiết yếu, khám thai định kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý những kiêng cử quan trọng sau đây:

1. Không nên tham gia các hoạt động mạnh, quá sức

Trong ba tháng đầu mang thai, tuần hoàn máu vẫn chưa ổn định nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận; Cần kiêng những việc leo trèo, mang xách nặng, kiểng chân, ngồi bắt chéo chân hay ngồi xổm vì đều không tốt cho bé trong bụng. Nếu mẹ bầu vốn từng tham gia các hoạt động thể thao như leo núi, nhảy dây… thì nên chuyển sang các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga (cho người mang thai), cũng không nên đứng quá lâu hay đứng lên ngồi xuống đột ngột. 

2. Trách các loại thực phẩm không tốt cho thai nhi, thậm chí có nguy cơ sẩy thai

Trong những tháng đầu tiên, tuy bên ngoài cơ thể mẹ không thay đổi nhiều, nhưng bào thai thì tựu hình dần từng ngày và phát triển rất mạnh mẽ. Vì thế mẹ bầu nên lưu ý về bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, dù có phải đối mặt với những cơn nghén mệt mỏi. Bên cạnh đó, cần hạn chế hoặc tránh dùng nhóm thực phẩm này vì không hề tốt cho thai nhi trong 12 tuần đầu tiên: 
- Nhóm thức uống chứa cồn, gas và cafeine: như rượu, bia, trà. Các chất này làm thai nhi ít lên cân, chậm phát triển; thậm chí ảnh hưởng về dị tật bẩm sinh.
- Những thức phẩm tái sống: trứng sống, thịt bò tái, các loại cá chứa thủy ngân cao như cá thu, cá nàng đào, cá kiếm,… Ngoài ra, cần hạn chế tối đa dùng đồ hộp, thực phẩm không rõ nguồn gốc trong suốt thai kỳ. Lưu ý tránh ăn quá mặn, quá cay, quá chua hay quá ngọt. 
- Nhóm thực phẩm gây co thắt tử cung: như chùm ngây, dứa, rau ngót, rau răm, táo mèo, quả nhãn, đu đủ xanh, ngải cứu, rau sam, mướp đắng,… Tránh uống nước dừa trong tam cá nguyệt đầu tiên.

3. Cẩn trọng khi dùng thuốc

Ngoài nhóm vitamin, canxi và sắt thiết yếu theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần lưu ý không tùy tiện sử dụng thêm thuốc – đặc biệt là trong giai đoạn này bé trong bụng đang dần hình thành các cơ quan và hình dáng; vì thế những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc gen của con. Tuyệt đối không tự dùng kháng sinh nếu không cần thiết phải can thiệp.

4. Trách tiếp xúc hóa chất, bức xạ nhiệt, khói thuốc lá; nơi đông người, lông thú cưng

Việc tiếp xúc hóa chất (qua thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, tẩy trắng răng… hay từ môi trường làm việc) hay từ bức xạ nhiệt (uốn, sấy tóc), khói thuốc lá đều ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thai nhi, gây chậm hoặc biến đổi quá trình phát triển. Đối với lông thú cưng như chó, mèo, chuột hamster,… tiềm ẩn khả năng mang vi khuẩn hoặc giun sán, sẽ lây trực tiếp cho con qua thức ăn hoặc ảnh hưởng từ thuốc điều trị. Tương tự, việc hạn chế những nơi đông người cũng để bớt tiếp xúc với các loại bệnh hay virus từ môi trường.

5. Không được thức khuya, làm việc nhiều

Theo thống kê, việc mẹ bầu đi ngủ trễ sau 11h đêm sẽ dẫn đến chậm phát triển thai nhi, bé sẽ chậm lớn sau khi sinh và mẹ cũng có sức đề kháng kém hơn, dễ nhiễm khuẩn, mệt mỏi, thiếu sức sống. Hơn nữa, giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ sẽ chưa quá tác động vào giấc ngủ (so với tam cá nguyệt thứ ba), vì thế cần tranh thủ ngủ đủ giấc để giữ sức khỏe bản thân thật tốt. Mẹ bầu nên lưu ý tránh làm việc nhiều, và tắt các thiết bị wifi không để gần mình khi ngủ vì sẽ tác động trực tiếp đến não thai nhi.

6. Sinh hoạt vợ chồng 

Những mẹ bầu có tiền sử dọa sẩy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh non hay bất thường về nước ối cần kiêng sinh hoạt vợ chồng trong ba tháng đầu tiên (và ba tháng cuối) thai kỳ. Dù bác sĩ không khuyến cáo phải kiêng cử hoàn toàn việc gần gũi vợ chồng nhưng cần tham khảo những tư thế nhẹ nhàng và phù hợp cho mẹ bầu; nếu sau khi quan hệ có điều gì bất thường như tiết dịch, ra huyết hồng thì cần đi khám bác sĩ ngay.

7. Chú ý đến tâm, sinh lý bản thân

Quan tâm đến tâm lý và lắng nghe tiếng nói của bản thân là một trong những điều mẹ bầu cần lưu ý nhất trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Việc thay đổi hormone làm tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, dễ xúc động, buồn bực, cáu gắt, tủi thân, ngủ nhiều,… sẽ ít nhiều làm đảo lộn mọi thói quen trước đó hoặc tình cảm với người thân, vợ chồng. Thai phụ cần được chia sẻ cũng như phải nói ra những mong muốn của bản thân, những nhu cầu của mẹ và cả bé. Một tâm trạng tốt, một chế độ chăm sóc hợp lý, dinh dưỡng sẽ tạo nên một em bé vui vẻ, thông minh và khỏe mạnh sau này.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?