Logo Momcare24h

Kiến thức

7 điều kiêng cữ khoa học sau sinh giúp mẹ khỏe mạnh, không bị stress

15/07/2020 lúc 05:04 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ sau sinh

7 điều kiêng cữ khoa học sau sinh giúp mẹ khỏe mạnh, không bị stress

Dù sinh thường hay mổ, con đầu lòng hay con thứ thì người mẹ cũng cần có những kiêng cử nhất định để đảm bảo về lâu dài sức khỏe không bị giảm sút rõ rệt

Phụ nữ thời điểm vừa sinh nở thường được ví như con cua vừa lột xác: yếu ớt, cần tịnh dưỡng rất nhiều để phục hồi. Dù sinh thường hay mổ, con đầu lòng hay con thứ thì người mẹ cũng cần có những kiêng cử nhất định để đảm bảo về lâu dài sức khỏe không bị giảm sút rõ rệt… Dưới đây là những điều mẹ trẻ cần lưu ý, tùy vào hoàn cảnh và thể trạng mà các mẹ có thể chọn lựa cách phù hợp cho mình.


1. Chuyện mâm cơm cử và thức uống


Bữa cơm ở cử là một trong những đề tài bất tận và cũng là thứ gây “ám ảnh” cho các mẹ bỉm nếu theo quan điểm kiêng cử truyền thống: các loại thức ăn hạn chế và lặp đi lặp lại (như món chân giò hầm, các món kho quá mặn). 
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, sau sinh, mẹ sữa cần đến 2.550 Kcal/ngày. Do đó, các mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất. Ngoài cơm và các loại thực phẩm giàu tinh bột, mẹ cần được bổ sung chất đạm và chất béo, các vitamin và khoáng chất thiệt yếu để đảm bảo sức khỏe và duy trì nguồn sữa cho con. Mẹ nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ với đa dạng các loại thực phẩm, nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón sau sinh cũng như giúp nguồn sữa được dồi dào. Hạn chế ăn những loại thức ăn nhanh, các loại thức uống có chất cồn, cafein,… 


2. Vệ sinh cá nhân và xông hơ, xoa bóp


Mẹ bỉm nên vệ sinh cơ thể và răng miệng hằng ngày bằng nước ấm trong thời gian không quá lâu (dưới 10 phút). Mẹ bỉm có thể xông hơi bằng nước lá, hoặc tắm lên người cho bớt mùi mồ hôi và sữa sau sinh. Cần chú ý chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn; khi di chuyển hoặc phải ngồi lâu, hãy ngồi trên một chiếc ghế hoặc gối mềm; có thể làm giảm đau bằng cách ngâm tầng sinh môn trong nước ấm hay dùng túi chườm đá áp lên vết thương. Sau khi đi vệ sinh, nhớ lau sạch từ trước ra sau để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng rượu gừng để xoa bóp các vùng cơ để hạn chế nhức mỏi sau này. Đặc biệt mẹ phải luôn vệ sinh đầu ti sạch sẽ bằng khăn ấm để giữ vệ sinh “bình sữa” của bé. 


3. Nơi mẹ và bé ngủ


Phòng cử của mẹ và bé cần thoáng khí, vệ sinh thường xuyên để tránh bụi và mùi hôi. Mẹ bỉm vẫn có thể nằm quạt hoặc máy lạnh nhưng ở nhiệt độ không dưới 25 độ; tránh để quạt hay máy lạnh phả trực tiếp vào cơ thể. Tùy vào từng vùng miền và thời tiết mà mẹ có thể lựa chọn trang phục phù hợp để giữ ấm cơ thể, cánh tay và bàn chân. 


4. Thời gian nghỉ ngơi và những việc hoạt động cần hạn chế


Dù sinh mổ hay sinh thường, mẹ cần chú ít các hoạt động để tránh ảnh hưởng đến vết khâu, đặc biệt là với sinh mổ: hạn chế leo cầu thang, lao động nặng, tránh nín nhịn tiểu, nên nằm nghiêng để giảm co thắt tử cung. Thời gian sau sinh mẹ bỉm cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, không nên nghe hay đọc nhiều, để tránh mắt hay tai phải làm việc quá sức khi đang còn yếu. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại có kết nối wifi cũng ảnh hưởng không tốt đến não em bé của bạn. Nếu điều kiện cho phép, mẹ nên hạn chế làm việc nhà trong tháng đầu tiên để cơ thể có thời gian phục hồi.


5. Các lưu ý về thuốc


Sau khi sinh, bé nhận được mọi chất dinh dưỡng qua nguồn sữa mẹ, vì thế việc mẹ dùng bất cứ loại thuốc gì cũng đều tác động đến con dẫu ít hay nhiều, kể cả thuốc bổ. Mẹ cần giữ gìn sức khỏe tốt nhất để không phải dùng thuốc điều trị, ít nhất là trong 6-12 tháng đầu tiên.


6. Sinh hoạt vợ chồng


Không quan hệ tình dục ngay sau khi vừa sinh bởi cơ thể người mẹ còn yếu và cần ít nhất 20 ngày đến một tháng để sạch hết sản dịch. Vì thế bạn cùng với bạn đời cần đợi ít nhất 4 đến 6 tuần hoặc đến khi người phụ nữ sẵn sàng gần gũi trở lại. Việc quan hệ sớm dễ dẫn đến nhiễm trùng, chảy máu vùng kín hoặc ảnh hưởng vết mổ. Lưu ý rằng khi sinh hoạt vợ chồng trở lại thì cả hai cũng nên có kế hoạch ngừa thai phù hợp nếu chưa muốn có bé sau sớm

.
7. Tránh căng thẳng, mệt mỏi sau sinh


Hội chứng “baby blue” hay trầm cảm sau sinh trở nên khá phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi người phụ nữ không được san sẻ, lắng nghe cảm xúc hay nghỉ ngơi nhiều. Việc trầm cảm trước hết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, còn về lâu về dài sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống thể chất và tinh thần của mẹ. 

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?