Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

09/07/2020 lúc 08:00 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 7: BÉ THÍCH NGHI DẦN VỚI CUỘC SỐNG BÊN TRONG BỤNG MẸ

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7:

+Đầu tuần thai thứ 7 tức là vào ngày thứ 43, miệng của bé phân hóa thành môi; và lưỡi cũng được hình thành.

+ Đến ngày 44, hàm trên và hàm dưới xuất hiện, tạo tiền đề cho lợi hình thành vào ngày thứ 45. Tuyến lệ của bé sẽ hình thành trong khóe mắt vào ngày thứ 46.

+ Còn vào ngày thứ 47, tai của bé hình thành với các đặc điểm di truyền từ bố hoặc mẹ.

+Đến ngày thứ 48, những ngón tay của bé sẽ trông giống ngón tay hơn và không lâu nữa, ngón tay sẽ hoàn thiện và xuất hiện dấu vân tay.

+Ngày thứ 49, chóp mũi hình thành cùng với đó là hai lỗ khí bên trong. Trong tuần thai này, mắt của bé cũng sẽ to hơn và có cả màu mắt được thừa hưởng từ bố và mẹ.

+Lúc này, phổi và bộ máy tiêu hóa của bé cũng tiếp tục phát triển.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7:

Bụng của mẹ vẫn chưa nhô ra cho đến tuần thứ 12. Nếu quan sát kỹ, mẹ có thể thấy những mạch máu nổi rõ lên nhất là ở vùng ngực và chân.

Việc đứng lâu sẽ khiến chân bị sưng và đau, thi thoảng còn khiến bạn bị chuột rút và đau phần bụng dưới. Khi ngồi lâu, bạn nên gác chân lên một chiếc ghế cao để cảm thấy dễ chịu hơn.

Âm đạo cũng tiết dịch nhầy nhiều hơn. Đây là điều bình thường nhưng nếu bạn thấy âm đạo chảy máu, dịch có màu vàng và mùi khó chịu, bụng đau liên tục thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Hai đầu vú cũng lớn dần và thâm lại. Có một hiện tượng mà mẹ cần lưu ý đó là quanh quầng vú có thể mọc những nốt mụn nhọt gọi là Montgomery để giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa. Vậy nên mẹ đừng cố gắng nặn nó đi nhé.

Do lượng hóc môn tăng lên hiện tượng lông mọc dày và rậm hơn bắt đầu xuất hiện.

Tuần thai thứ 7, bạn cũng có thể mọc rất nhiều mụn do sự thay đổi của hormone trong thời kỳ mang thai. Lúc này mẹ có thể tìm đọc thêm sách báo, tham gia diễn đàn các bà mẹ hoặc tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để học hỏi thêm cách chăm sóc bé trong thai kỳ cũng như sau khi bé sinh ra.

Về chế độ ăn uống, mẹ nên bổ sung các chất béo tốt từ cá, bơ, dầu thực vật, các loại hạt để giúp bé phát triển não bộ và hệ thần kinh, các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. Đừng quên bổ sung thêm chất sắt vào trong khẩu phần ăn để cung cấp tế bào hồng cầu cho bé.

Đây cũng là lúc thích hợp để bố mẹ thông báo với người thân về sự có mặt của bé. Đặc biệt với bố, mẹ hãy để bố cùng đi khám thai, tìm hiểu về sự phát triển của bé, tham gia các lớp học chăm sóc mẹ bầu và trẻ sơ sinh…

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 7:

+ Mẹ nên vận động nhẹ nhàng.Nếu trước đây mẹ thường xuyên chạy bộ hay tham gia các hoạt động thể thao mạnh thì đã đến lúc mẹ nên chuyển sang bộ môn khác phù hợp hơn. Lý tưởng nhất là đăng ký một lớp yoga dành cho bà bầu. Yoga không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt, tinh thần thư thái, cải thiện vóc dáng mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, hạn chế nguy cơ sinh non.

+ Mẹ có thể tham gia các diễn đàn dành cho mẹ bầu hoặc làm cha mẹ để học hỏi kinh nghiệm bầu bí và chăm sóc con sau này. Tuy nhiên, mẹ cần giữ vững tâm lý, học hỏi những điều hay, tránh bị xao động và ảnh hưởng bởi những nguồn tin không chính xác.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?