Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

09/07/2020 lúc 08:30 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 6: MẸ ĐÃ CÓ THỂ NGHE ĐƯỢC  TIẾNG TIM BÉ ĐẬP

Tuần thai thứ 6, kích thước của bé đã tăng gấp đôi – bằng một hạt đậu Hà Lan và dài hơn 1mm; não và hệ thần kinh cũng phát triển một cách nhanh chóng

Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nhọc nhỏ..

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 6

Lúc này, bàn chân và bàn tay của bé cũng bắt đầu nhô ra. Tuy nhiên, lúc này bé vẫn chỉ được xem là một phôi thai bởi dấu tích của một cái đuôi nhỏ vẫn còn. Sau vài tuần tới, cái đuôi sẽ dần nhỏ lại và biến mất.

Vào ngày thứ 36 sẽ phân biệt được đâu là chân, đâu là tay của bé khi chúng bắt đầu dài ra. Ngày thứ 37, bé sẽ có những cử động yếu ớt đầu tiên dù mẹ không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, những cử động này sẽ dần trở nên mạnh mẽ hơn. Ngày thứ 38, phần tay dần phân chia ngón nhưng chỉ ở mức sơ khai chứ chưa thành những ngón riêng biệt.

Vào ngày thứ 40, túi thị giác được hình thành cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của não và hệ thần kinh. Lúc này, kích thước não đã lớn hơn 25% so với những ngày trước đây. Trên gương mặt bé, mũi bắt đầu hình thành và có những phát triển sơ khai vào ngày thứ 41. Còn hình dáng của một cái chân với đầu gối, bắp đùi được dần hoàn thiện vào ngày thứ 42.

Trong tuần này, van tim của bé cũng xuất hiện. Nếu đi siêu âm, bạn đã có thể nghe thấy tiếng tim thai của bé! Lúc này, bé đã có ruột cũng như tuyến tụy, một đoạn ruột phát triển thành dây rốn với mạch máu riêng mang oxy và dưỡng chất từ mẹ đến cho bé cũng như đào thải chất thải từ cơ thể bé.

Dù phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng bé vẫn chỉ trông như có đầu với cái trán rất to còn thân hình bé xíu.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 6:

Lúc này, tử cung đã tăng gấp đôi kích thước nên mẹ có thể nhận thấy bụng dày thêm. Chứng buồn nôn vẫn có thể đang hành hạ khiến mẹ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi.

Vùng chậu có cảm giác đầy và nặng hơn đồng thời bạn có thể cảm thấy hơi đau ở dưới thắt lưng do áp lực từ tử cung đang lớn dần tác động lên cột sống dưới. Điều này sẽ diễn ra trong suốt thai kỳ. Mẹ vẫn đi tiểu thường xuyên, còn lượng máu trong cơ thể thì tăng lên khoảng 10%.

Về mặt cảm xúc, có lúc mẹ sẽ cảm thấy buồn rầu, dễ nổi cáu, tính khí trở nên thất thường nhiều hơn do lượng hóc môn trong cơ thể thay đổi. Lúc này, mẹ vừa lo lắng cho sự an toàn của bé, vừa tò mò, háo mức muốn biết bé phát triển đến đâu, giới tính của bé là gì.

Với những mẹ bị ốm nghén nặng, thì việc chú ý về chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống, sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết. Dù chán ăn nhưng mẹ cố gắng đừng bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, nghỉ ngơi và ngủ những giấc ngắn, hít chanh hoặc ngậm gừng để giảm cơn buồn nôn, ăn một chút khoai tây chiên muối để làm dịu bao tử, hạn chế ăn thức ăn cay nóng… Mẹ cũng nên tránh làm việc quá nhiều, ôm đồm việc khiến cơ thể bị mệt mỏi.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 6:

+ Mẹ hãy chia sẻ cùng bố những đổi khác trong cơ thể mình. Hãy để bố cùng tham gia vào hành trình mang thai của mẹ để vừa gắn kết tình cảm vợ chồng, vừa giúp bố hiểu hơn những khó khăn mà mẹ đang trải qua.

+ Để lưu giữ những kỉ niệm tuyệt vời trong quá trình mang thai, mẹ có thể bắt đầu chụp hình để ghi lại hành trình phát triển của bụng bầu và của cả bé yêu nữa. Hãy chụp mỗi tháng một lần đến khi bé chào đời

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?