Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN CỦA BÉ

09/07/2020 lúc 09:00 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG  BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH CÁC  CƠ QUAN CỦA BÉ

Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể

Giai đoạn mẹ bắt đầu nhận biết có thai

-Ngay tại ngày trễ kinh thử thai cho kết quả dương tính, nếu que thử không rõ, mẹ có thể thử máu đo nồng độ hcG trong cơ thể. Nếu dương tính và nồng độ trên 100mUI/ml dự đoán thai của mẹ sẽ phát triển bình thường. Siêu âm thời điểm này không thể chẩn đoán được có thai dù mẹ được siêu âm ngả bụng hay âm đạo. Do đó các mẹ đừng quá mong chờ có thai mà tự đi siêu âm quá sớm.

-Siêu âm có thể thấy rõ túi thai trong tử cung sớm nhất qua ngả âm đạo khi trễ kinh 3-7 ngày. Nếu thấy được túi thai nghĩa là thai của mẹ đang nằm đúng vị trí việc còn lại là mong chờ khoảng 2-3 tuần nữa siêu âm lại xem có phôi hay chưa. Sự xuất hiện phôi và nhịp tim chứng tỏ phôi thai của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

-Phôi trong giai đoạn này chỉ được thấy qua kính hiển vi điện tử

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 5:

Đây là lúc mẹ có những cảm nhận rõ rệt hơn về sự hiện diện của bé trong cơ thể. Cuộc sống sẽ bắt đầu có một chút xáo trộn khi mẹ xuất hiện những dấu hiện thai nghén đầu tiên như:

– Buồn nôn

– Hiện tượng nghén, nhạy cảm với một số mùi hương hoặc các loại thức ăn

– Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ

– Ngực có cảm giác căng, đau tức và thay đổi kích thước.

– Chóng mặt, đau đầu.

– Tính tình thay đổi ,dễ cáu gắt.

– Đầy hơi và ợ nóng..

Ở thời điểm này, mẹ nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ sản khoa để xin tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Hãy ghi lại những thắc mắc của mình và hỏi bác sĩ kỹ càng. Mẹ cần nói rõ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để giúp bác sĩ xác định chính xác ngày sinh dự kiến. Ngoài ra, mẹ cần nói rõ bệnh lý của bản thân và gia đình hai bên để các bác sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.

Thời gian này, một số mẹ có thể bị giảm cân nhưng đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai. Cân nặng của mẹ sẽ tăng từ từ trong những tháng tiếp theo. Trong thời điểm này, mẹ nên trữ cho mình những món ăn vặt yêu thích để ăn khi đói hoặc để kiểm soát những cơn buồn nôn.

Không chỉ sinh lý mà tâm lý của mẹ cũng sẽ có những thay đổi như cảm xúc buồn vui thất thường, hạnh phúc, háo hức vì biết mình đã làm mẹ, nhưng cũng thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an.

Với những mẹ thường xuyên tập thể dục, vận động thì vẫn có thể duy trì hoạt động này nhưng nên chọn các môn nhẹ nhàng như yoga, aerobic dưới nước hoặc bơi lộ, đi bộ nhẹ nhàng… Việc tập thể dục sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe, giảm stress và giúp mẹ sinh nở một cách dễ dàng hơn sau này. Việc này nên duy trì cả ở những tháng tiếp theo của thai kỳ.

Tuần thai này là thời điểm mà bé bắt đầu hình thành hình hài với sự xuất hiện của mũi, miệng và tai; các chi cũng như bộ phận sinh dục của bé cũng bắt đầu phát triển.

Sự phát triển của bé yêu trong tuần thai thứ 5:

Tuần này, phôi thai dài khoảng 1,25mm và bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Vào ngày thứ 29, nhịp tim của bé bắt đầu ổn định, đập khoảng 100 – 160 lần/ phút giúp lưu thông máu,  Oxy và chất dinh dưỡng cũng được trao đổi giữa mẹ và thai nhi khi dây rốn và nhau thai đi vào hoạt động.

Trong khi đó, tay và chân của bé bắt đầu hình thành vào đầu tuần thai. Hình dạng của các chi lúc này giống như mái chèo nhưng sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Nhưng trước đó một ngày, thận của bé đã nằm đúng vị trí để chờ đợi ngày đi vào hoạt động.

Vào giữa tuần thai, khuôn mặt của bé bắt đầu hình thành với môi, mũi và tai. Lúc này, đầu của bé vẫn quá khổ so với cơ thể, mắt và mũi là những đốm sâu, tai là chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu. Bộ phận sinh dục của bé bắt đầu “lộ diện” sau đó. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành.

Đặc biệt, trong tuần này não bộ của bé phát triển vô cùng mạnh mẽ, trong 1 phút sẽ có khoảng 100 tế bào não mới được hình thành. Đó là lý do mẹ liên tục cảm thấy đói và cần phải ăn để bổ sung năng lượng hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 5:

Khi ở tuần thứ 5 của thai kỳ tức là bé yêu đã được 3 tuần tuổi, lúc này mẹ sẽ không còn hành kinh và có thể dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện thực hiện thử máu để khẳng định là mình đã mang thai.

Tuần thai này, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi rõ rệt: ngực căng và nhức do sự phát triển của tuyến sữa, đi tiểu nhiều lần do phôi thai lớn dần tạo áp lực lên bàng quang.

Hiện tượng nghén bắt đầu xuất hiện với những cơn buồn nôn, sợ mùi lạ và có thể bị táo bón. Sự gia tăng nhanh chóng của các hormone và lượng máu cũng khiến cơ thể trở nên nóng nực, mọc nhiều mụn như đang ở tuổi dậy thì.

Cùng với đó là sự thay đổi trong tính cách: lúc vui, lúc buồn, dễ bực bội và cáu gắt. Mẹ cũng sẽ thấy mệt mỏi và thường xuyên buồn ngủ. Đây là một triệu chứng phổ biến trong những tháng đầu thai kỳ nên mẹ không cần phải lo lắng.

Một hiện tượng mà mẹ cần chú ý đó là việc xuất hiện những vệt máu hoặc bị chảy máu thường xuyên. Với đa số các mẹ, hiện tượng này là bình thường nhưng cũng có nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Vì thế, mẹ cần đến ngay bệnh viện hoặc bác sỹ để khám khi có những dấu hiện trên.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 5:

Để giảm bớt sự khó chịu khi bị ốm nghén, mẹ có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước và tránh xa các loại thức uống có ga, rượu, bia, cà phê. Việc uống nước nhiều còn giúp giảm hiện tượng táo bón – vốn là vấn đề tế nhị mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải.

+ Trong giai đoạn này, mẹ nên chú ý nhiều hơn đến thực đơn ăn uống của mình. Thực đơn giàu protein như thịt đỏ, trứng, các loại hạt, ngũ cốc… cùng các loại trái cây, rau xanh… vẫn là lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Đặc biệt, mẹ cần tránh ăn mặn và các món ăn vặt có vị mặn nhé! Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vitamin C bằng các loại nước cam, chanh… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Một lưu ý quan trọng cho mẹ bầu là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh về nướu. Bởi điều này có liên quan đến khả năng sinh non cũng như một số rủi ro khác trong thai kỳ.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?