Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 32: KHUNG XƯƠNG CỦA BÉ ĐÃ CỨNG CÁP HƠN NHIỀU

22/06/2020 lúc 05:00 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 32: KHUNG XƯƠNG CỦA BÉ ĐÃ  CỨNG CÁP HƠN NHIỀU

Bụng bầu tròn um ủm của mẹ đang trở thành đề tài của mọi cuộc chuyện trò với mọi người xung quanh

Đừng quá bận lòng trước những lời bàn luận và cũng đừng so sánh hay lo lắng khi thấy bụng bầu mình không “hoành tráng” như những bà bầu khác.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 32:

Cân nặng của bé vào tuần này là khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm. Bộ não của bé phát triển mạnh hơn, chu vi đường tròn đầu bé khoảng 25cm. Phần xương trên hộp sọ của bé chưa chụm vào nhau và có thể di chuyển, chồng lên nhau để bé chui lọt qua đường sinh khi chào đời. Những chiếc xương này sẽ dần dần khít hẳn cho đến lúc bé trưởng thành để tiếp tục phát triển theo sự thay đổi của não bộ.

Lúc này, mắt bé đã phát triển khá hoàn thiện, có thể dễ dàng mở mắt, nhắm mắt, nheo mắt. Thậm chí nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé sẽ nhắm mắt hoặc tránh đi, và điều tiết đồng tử để hạn chế bị chiếu vào mắt.

Da của bé vẫn được bảo vệ bởi lớp màng bên ngoài nhưng lớp lông tơ bắt đầu biết mất nên trở nên mịn màng hơn. Chất Cortizol ở thận được sản sinh ra nhiều hơn do tác động của những tuyến đặc biệt ngay trên chóp thận. Nếu bé ra đời lúc này, các cơ quan đã có thể hoạt động độc lập ngoại trừ phổi.

Nếu là bé trai thì thời điểm này dương vật sẽ di chuyển dần xuống phía bìu. Cuối tuần thai này, bé đã có thân nhiệt riêng, cơ chế ổn định thân nhiệt vận hành tốt.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thứ 32:

Sự lớn lên của bé mỗi ngày khiến cơ thể của mẹ có nhiều sự thay đổi hơn. Dáng đi lắc lư, lạch bạch, đứng, ngồi và nằm cũng không thể thoải mái. Các ngón tay, bàn tay và cổ tay cũng bị đau, tê cứng. Chân của mẹ cũng sẽ vẫn có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch. Mẹ nhớ ngồi gác chân lên cao, mang những đôi giày đế bằng vừa vặn chân, mỗi buổi tối trước khi ngủ có thể ngâm chân với nước ấm sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

Lúc này chóp tử cung của mẹ nằm cách rốn khoảng 14,5cm. Mẹ cảm thấy khó thở hơn do phổi và cơ hoành bị o ép. Cơ thể lúc nào cũng thấy nóng vì thân nhiệt của mẹ lúc này cao hơn bình thường vài độ.

Trong khi đó, chứng ợ nóng, khó tiêu và trào ngược dạ dày ngày càng nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và hạn chế các món dầu mỡ. Tăng cường bổ sung vitamin C để giúp giảm triệu chứng ợ nóng. Tuy nhiên, đừng hạn chế mùi vị của món ăn của mẹ vì lúc này vị giác của bé đã phát triển và bé đã biết nếm

mùi vị của món ăn thông qua nước ối! Mẹ ăn uống phong phú sẽ giúp bé dễ ăn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau sau này.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 32:

+ Khi đi khám thai tuần này, mẹ sẽ được bác sĩ thông báo về tình trạng “ngôi” của bé: Nếu bé chúc đầu xuống thì được gọi là ngôi đầu hay còn gọi là ngôi thuận, còn nếu đầu bé hướng lên trên thì được gọi là ngôi ngược hay ngôi mông. Ngôi ngang là tình trạng thai nhi nằm vắt ngang qua tử cung với phần lưng hoặc vai quay xuống dưới cổ tử cung. Thời điểm này nếu bé còn nằm lệch một bên hoặc đầu vẫn ở phía trên thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, vẫn còn thời gian và khoảng trống để bé quay đầu về đúng tư thế.

+ Mẹ vẫn tiếp tục lưu lại những hình ảnh bầu bí của mình đấy chứ? Chỉ còn một ít thời gian nữa mẹ đã “cán đích” rồi, vậy nên đừng bỏ qua cơ hội để hoàn thành bộ ảnh bầu tuyệt vời của mình nhé!

+ Ở tuần 32 trở đi mẹ nên vận động nhẹ nhàng, tránh di chuyển xa, đặc biệt không được đi phương tiện như máy bay vì có thể ảnh hưởng đến bé.

Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà

Bạn đang xem chủ đề Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?