Logo Momcare24h

Kiến thức

TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH DẤU VÂN TAY

08/07/2020 lúc 11:47 PM / by Admin / Chăm sóc mẹ bầu

TUẦN THAI THỨ 15: BÉ ĐÃ BẮT ĐẦU HÌNH THÀNH  DẤU VÂN TAY

Thời điểm này bé đã lớn bằng một quả cam với chiều dài khoảng 11,5cm và nặng khoảng 100gr. Rất nhiều mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 15

Tuần thai này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của bé yêu về mặt phản xạ, cả trong vận động lẫn thị giác. Bé cảm nhận được ánh sáng rõ ràng hơn dù mắt vẫn nhắm im lìm.

Trên ngực của bé cũng bắt đầu xuất hiện 2 núm vú bé xíu xiu. Đôi chân của bé đã dài hơn tay dù vẫn chưa thực sự cân xứng với cơ thể.

Bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Những hoạt động này sẽ giúp khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi. Thai 15 tuần cũng đã hình thành vị giác, tuy nhiên, bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau.

Lúc này, cơ thể bé cũng bắt đầu tích lũy canxi cho xương phát triển nên mẹ cần bổ sung sữa, và các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống.

Bên trong nướu, răng sữa cũng đã bắt đầu xây dựng nền tảng chuẩn bị cho việc mọc răng sau này. Lượng fluoride nhỏ có trong nước mẹ uống sẽ giúp hình thành lớp men trên răng sữa và cả răng vĩnh viễn của bé.

Vào cuối tuần thai này, bé còn biết nuốt nước ối, trong khi bàng quang của bé chứa đầy chất lỏng màu đen và nằm trong khung xương chậu. Đặc biệt, trong tuần này, bé sẽ hình thành các dấu vân tay.

Tuần thai này, nếu đi siêu âm, mẹ đã có thể biết được giới tính chính xác của bé qua việc siêu âm, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tư thế bé nằm nữa. Nếu không quá tò mò, hãy để lần khám thai vào tuần thứ 16 sắp tới để biết chính xác hơn nhé!

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 15

Ở tuần thai này, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên khiến mẹ cảm thấy nóng nực, da bị ửng đỏ. Giai đoạn này tóc mẹ Bầu rất mềm đẹp, nhưng ngược lại móng tay, chân lại yếu, giòn dễ bong tróc. Dù da và tóc của bạn đang bước vào giai đoạn đẹp, nhưng hãy nhớ chăm sóc giữ gìn vệ sinh cơ thể thường xuyên. Thường xuyên tắm rửa và thay đồ lót, mặc những bộ quần áo có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi tốt hơn.

Hầu hết mẹ Bầu trong giai đoạn này ngủ ngon hơn do bụng chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Từ thời điểm này của quá trình mang thai, phần đỉnh tử cung của mẹ đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần. Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ. Mẹ ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.

Về mặt cảm xúc, tâm trạng của mẹ thường xuyên thay đổi. Mẹ vừa háo hức muốn biết sự phát triển của con nhưng cũng đồng thời lo lắng khôn nguôi. Cũng có lúc mẹ cảm thấy gò bó, tù túng khi phải chịu nhiều áp lực, thậm chí đôi lúc nghi ngờ về khả năng của mình. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực sẽ nhanh chóng trôi qua bởi hơn ai hết, mẹ hiểu mình đang mang trong lòng một “thiên thần”. Vì thế, mẹ hãy cố gắng duy trì việc luyện tập yoga, bơi lội vừa giảm stress, vừa tăng cường cơ bắp, giúp cột sống khỏe mạnh.

Các tĩnh mạch chân cũng xuất hiện rõ hơn, chân sẽ bị đau khi đứng lâu. Nếu mẹ đã có con, đang bị thừa cân hoặc có tiền sử gia đình thì sẽ dễ bị mắc chứng giãn tĩnh mạch.

Đặc biệt, một số mẹ bầu gặp phải tình trạng đau dây thần kinh chạy từ cột sống, qua mông xuống đến hết chiều dài chân. Mẹ sẽ cảm thấy bị đau nhói vùng mông, chân hoặc như bị kim châm do tử cung và thai nhi đè lên dây thần kinh này. Mẹ nên đổi tư thế nằm và dùng nhiều gối gác chân khi ngủ để giảm thiểu tình trạng này. Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột nếu không sẽ khiến huyết áp bị tụt gây ra hiện tượng chóng mắt hoặc ngất xỉu.

Nếu đã từng mang thai và sinh con, có thể ở tuần thai này mẹ đã cảm nhận được những cử động đầu tiên của con. Còn nếu chưa, hãy kiên nhẫn vì những cú huých, đạp, nhào lộn của bé sẽ sớm kết nối với mẹ ngay thôi.

Về mặt cảm xúc, tâm trạng của mẹ thường xuyên thay đổi. Mẹ vừa háo hức muốn biết sự phát triển của con nhưng cũng đồng thời lo lắng khôn nguôi. Cũng có lúc mẹ cảm thấy gò bó, tù túng khi phải chịu nhiều áp lực, thậm chí đôi lúc nghi ngờ về khả năng của mình. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực sẽ nhanh chóng trôi qua bởi hơn ai hết, mẹ hiểu mình đang mang trong lòng một “thiên thần”. Vì thế, mẹ hãy cố gắng duy trì việc luyện tập yoga, bơi lội vừa giảm stress, vừa tăng cường cơ bắp, giúp cột sống khỏe mạnh.

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 15:

+ Lúc này, mẹ có thể bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách xoa bụng, gõ gõ tay vào bụng cũng như đặt headphone lên bụng trong khi chính mẹ cũng đang nghe bản nhạc đó.

+ Nếu mẹ chưa làm xét nghiệm nước tiểu trước đó thì bây giờ là thời điểm thích hợp để thực hiện việc này. Mọi biểu hiện ốm đau khi mang bầu đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng nếu đó chỉ là xổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, với các vi rút gây bệnh Thủy đậu, viêm gan B, Rubella… thì mẹ lại cần hết sức cảnh giác khi có những biểu hiện của các bệnh này.

+ Nếu đang có một bé khác trong độ tuổi cần bế thường xuyên, thì mẹ nên để bé nằm gọn vào lòng khi đang ngồi, sau đó ôm cổ và đứng lên. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế việc bế bé để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi ở trong bụng.

+ Nếu bé đã lớn và hiểu chuyện, hãy bắt đầu chia sẻ với bé về việc bé sắp được làm anh/chị. Hãy quan tâm và yêu thương bé nhiều hơn để bé không cảm thấy bị bỏ rơi khi mẹ sinh em.

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà

Bạn đang xem chủ đề Chăm Sóc Mẹ và Bé Tại Nhà với các bài viết tổng hợp súc tích từ nhiều nguồn uy tín. Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé cũng là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm và sẽ rất hữu ích nếu bạn chia sẻ các bài viết tại Momcare24h.vn

Hay đơn giản là bạn đang tìm kiếm Dịch vụ Y tế Chuyên khoa Chăm sóc sau sinh cho Mẹ và Bé sau khi xuất viện.

Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Tại momcare24h.vn Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.

Xem thêm các bài viết khác tại Momcare24h:

avatar
Tôi là Phương Thúy chuyên gia về lĩnh vực Chăm sóc trước và sau sinh cho mẹ và bé. Tôi luôn thấu hiểu lỗi lo lắng của các bà mẹ trong thời gian trước và sau khi sinh. Với hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé.

Bài Viết Khác

TUẦN THAI THỨ 1:  BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

TUẦN THAI THỨ 1: BƯỚC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH MANG THAI CỦA MẸ

09/07/2020 lúc 11:00 PM / Chăm sóc mẹ bầu

Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này mẹ chưa mang thai vì trứng và tinh trùng chưa gặp nhau

 Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

Những lưu ý cho Mẹ sinh con đầu lòng

30/11/2015 lúc 10:21 AM / Chuẩn bị mang thai

Cuộc vượt cạn luôn là thử thách đối với bất kỳ bà mẹ nào, đặc biệt là các mẹ sinh con đầu lòng. Những lưu ý dưới đây khi Chăm sóc Mẹ bầu sẽ giúp bạn có được thai kỳ khỏe mạnh để sẵn sàng để chào đón Bé yêu

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

Chăm sóc sức khỏe bà bầu - Chớ coi thường hiện tượng tắc tia sữa

16/11/2015 lúc 05:06 AM / Chăm sóc mẹ sau sinh

Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực mình phát triển lớn hơn, nặng hơn và hơi đau tức nhẹ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

CHĂM SÓC TRẺ – NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÉ KHÓ NGỦ

30/09/2015 lúc 04:35 PM / Chăm sóc bé

Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

Chia sẻ của mẹ Tây nuôi con ở Việt Nam quá khó

17/09/2015 lúc 09:00 AM / Làm cha mẹ

Các mẹ cho con ra ngoài thì sợ bị mưa ướt rồi chắc chắn sẽ bệnh. Trong khi ở đất nước tôi, trẻ vẫn chơi với các bạn bình thường, gặp mưa thì tìm chỗ trú và bố mẹ cũng không mấy lo lắng khi con ướt mưa

Chọn dịch vụ

Dịch vụ đã chọn

Yêu cầu tư vấn

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ nào?